Hiện tượng bụng đập có phải có thai luôn là vấn đề được chị em quan tâm. Điều này có đúng hay không và những “mật báo” nào giúp chị em sớm phát hiện rằng mình đang mang bầu? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu mang thai sớm có từ khi nào?
Có một sự thật là trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, rất ít chị em biết được là mình đang có em bé. Chính vì thế, việc bụng đập có phải có thai là một trong những vấn đề gây thắc mắc nhiều nhất. Bởi vì chúng ta vẫn thường cho rằng bụng là nơi có em bé, nếu em bé hình thành thì bụng sẽ đập để cảnh báo.
Nếu chịu khó để ý thì một trong những dấu hiệu đầu tiên báo có thai sẽ xuất hiện vào 5 đến 10 ngày sau khi quan hệ tình dục. Lúc này tinh trùng và trứng đã làm tổ ở tử cung, xuất hiện đốm máu nhỏ li ti màu đỏ hoặc xám dây ra ở âm đạo. Chỉ có khoảng 20% phụ nữ được cơ thể “mật báo” bằng cách này. Nhưng nếu phát hiện cũng rất khó để xác định đây là máu báo thai vì thông thường chúng ta sẽ lầm tưởng đó là máu kinh hoặc khí hư.
Bụng đập có phải có thai?
Tuy bụng được hiểu như là “ngôi nhà” đầu tiên của bé nhưng rất khó để khẳng định bụng đập có phải có thai hay không. Nếu thật sự cảm thấy bụng đập thình thịch, thậm chí là to lên ở tháng đầu tiên thì rất có thể đó chỉ là cảm giác ngụy tạo của cơ thể khi bạn cảm thấy quá lo lắng và áp lực về chuyện có thai.
Nếu vẫn thắc mắc về chuyện bụng đập có phải có thai thì các bác sĩ chuyên khoa đã lý giải rằng: Trong tháng đầu tiên, cụ thể là 3 tuần đầu của thai kỳ có thể bạn sẽ thấy khó chịu ở vùng bụng – cảm giác như đau bụng kinh. Nguyên nhân là do sự cương lên ở vùng chậu và sự gia tăng lượng máu cung cấp đến tử cung nên bụng bị khó chịu.
Bên cạnh đó, vẫn còn có một số dấu hiệu liên quan tới bụng mà bạn có thể tham khảo:
- Đầy bụng: Do lượng nội tiết tố progesterone tăng cao, khiến thức ăn được tiêu hóa chậm hơn, dẫn tới đầy bụng và táo bón
- Chướng bụng: Khi mang thai 2 tuần có thể bạn sẽ gặp cảm giác nôn nao vào buổi sáng, chướng bụng và muốn đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân này cũng đến từ thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và bồn chồn
Những dấu hiệu đáng tin cho biết có thai sớm
Ngoài những hiện tượng như ra máu báo thai hoặc khó chịu ở bụng thì vẫn còn một số dấu hiệu cho biết có thai đáng tin và dễ nhận biết ở bên dưới. Hãy cùng theAsianparent tìm hiểu tiếp nhé!
Buồn nôn & nhạy cảm với mùi vị
Dấu hiệu này còn được gọi là ốm nghén. Biểu hiệu của ốm nghén là cơ thể trở nên kỳ lạ, không thích ăn những món quen thuộc, ăn mất ngon, cảm thấy khó chịu thậm chí là buồn nôn vì một số mùi đặc biệt.
Hiện tượng buồn nôn, nôn khan có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng nhiều nhất là vào buổi sáng. Đối với một số người. việc này có thể kéo dài đến hết thai kỳ, một số sẽ kết thúc vào tuần thứ 13 đến 14.
Đi tiểu thường xuyên
Ghé thăm toilet liên tục chính là một trong những dấu hiệu khá dễ nhận biết nếu chúng ta chịu khó để ý. Nguyên nhân của việc này là do lưu lượng tuần hoàn máu tăng lên khiến thận làm việc nhiều hơn, bài tiết nhiều nước hơn. Hiện tượng đi tiểu thường xuất hiện ở tuần thứ 6 đến thứ 8 và thông thường sẽ kết thúc khi sinh em bé.
Mệt mỏi, cảm xúc dễ thay đổi
Nguyên nhân của việc mệt mỏi là do sau khi có thai, cơ thể phải làm việc liên tục để cung cấp dưỡng chất nuôi bào thai. Khi chưa quen với việc này, cơ thể sẽ rất mệt mỏi. Tuy nhiên, mệt mỏi còn đến từ việc thay đổi nội tiết tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng khiến chị em dễ cảm thấy chán chường, bực dọc, lo âu thậm chí là nóng giận một cách bất ngờ.
Cần làm gì khi mang thai tháng đầu tiên?
Thay vì thắc mắc về việc bụng đập có phải có thai thì việc quan trọng nhất bạn nên làm là đến bệnh viện chuyên khoa kiểm tra để có câu trả lời chính xác nhất. Nếu có thai, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ dẫn cụ thể và lịch trình thăm khám, siêu âm, xét nghiệm cũng như dự đoán ngày sinh của bé. Bạn hãy tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ để không có bất kỳ sai lầm đáng tiếc nào xảy ra.
Bên cạnh đó, đừng quên tự bổ sung cho mình một số kiến thức cần thiết để mẹ và bé luôn khỏe mạnh:
Bổ sung dinh dưỡng
Cơ thể của bạn lúc này đang phải gồng mình lên để cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ lẫn bé. Bạn tuyệt đối không được lơ là việc ăn uống, cần duy trì thực đơn đa dạng với nhiều nhóm chất khác nhau trong suốt 9 tháng mang thai lẫn sau khi sinh. Đặc biệt, đừng quên tìm hiểu những món mẹ bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến bé nhé!
Rèn luyện cơ thể
Những bài tập nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho sự lưu thông máu, giảm mỏi cơ, đau lưng, nhức đầu ở mẹ đồng thời tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, để đảm bảo vận động đúng cách tốt nhất, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết ở mỗi giai đoạn thì mình sẽ phù hợp với hình thức vận động nào.
Đi khám thai thường xuyên
Thường xuyên ở đây không nhất thiết mỗi ngày, mỗi tuần đều đi bác sĩ. Mẹ chỉ cần duy trì đúng lịch theo bác sĩ hẹn và đến ngay bệnh viện ngay khi cơ thể có những vấn đề bất thường là được.
Kết luận
Tuy không chắc về việc bụng đập có phải có thai nhưng nếu đang lo lắng rằng mình có thai hay không thì những dấu hiệu như đã kể ở trên chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc hiểu về cơ thể. Nếu bạn có bầu, theAsianparent chúc mừng gia đình bạn sắp có thêm một thành viên mới. Nếu không có bầu, theAsianparent khuyên bạn nên sớm đến bác sĩ để biết rõ hơn cơ thể đang gặp vấn đề gì nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!