Biểu hiện tiền thân của ung thư gồm có gầy sút, thiếu máu không rõ nguyên nhân, ho dai dẳng, tức ngực, điều trị không đỡ…Ung thư là căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị kịp thời, vậy phát hiện ung thư sớm bằng cách nào? Bạn hãy đến cơ sở y tế ngay khi cơ thể có các biểu hiện lạ để có thể phát hiện và được chẩn đoán kịp thời.
- 4 biểu hiện tiền thân của ung thư
- 3 việc làm có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư
4 biểu hiện tiền thân của ung thư
1. Mệt mỏi và sốt cao
Loại mệt mỏi này là cảm giác mệt mỏi không được cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Các loại bệnh như ung thư gan, ung thư dạ dày, bệnh máu trắng, ung thư đường ruột… ở giai đoạn đầu đều sẽ xuất hiện mệt mỏi, vì mệt mỏi do ung thư không thể “tan biến”, hơn nữa còn đi kèm với sốt cao.
Bạn có thể chưa biết:
Ung thư họng và tình dục qua đường miệng
15 dấu hiệu ung thư ở trẻ em bạn có thể không biết
Đặc biệt là sốt cao không rõ nguyên nhân cần phải coi trọng. Bởi vì các khối u ung thư lan sang các cơ quan khác, chúng cũng có thể gây sốt cao, bao gồm ung thư phổi, bệnh bạch cầu và ung thư hạch.
2. Bầm tím hoặc chảy máu kéo dài
Khi điều này xảy ra, bạn cần cảnh giác với nhiễm trùng máu. Theo các trường hợp lâm sàng liên quan, bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết thường bị chảy máu kéo dài hoặc bầm tím trên da ở giai đoạn đầu. Lý do chính là các tế bào hồng cầu trong cơ thể bệnh nhân không thể hoạt động bình thường và cuối cùng ảnh hưởng đến chức năng đông máu trong cơ thể.
3. Giảm cân không chủ đích
Trong thời gian ngắn, cơ thể đột ngột bị giảm cân mà vẫn giữ nguyên khẩu phần ăn, thói quen tập thể dục, mức độ căng thẳng…. Quá trình suy giảm thể trọng có thể là do khối u.
Nếu cân nặng giảm đi kèm với da có màu vàng và đau, phải kịp thời kiểm tra, rất có khả năng là ung thư tuyến tụy. Ngoài ra sụt cần còn thường gặp ở bệnh nhân bị ung thư phổi và đường tiêu hóa nhiều hơn so với một số loại ung thư khác.
4. Đau
Cơn đau kéo dài có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư. Tình trạng đau đầu gia tăng, đi kèm với buồn nôn, nôn ói, có thể là do khối u não, cũng có thể là ung thư phổi di căn đến não.
Đau cổ, cảm giác bị chèn ép và căng cứng khớp cổ, có thể được gây ra bởi các khối u áp bức tĩnh mạch chủ trên và khiến lưu lượng máu bị chặn.
Cảm giác nóng rát phía sau xương ức, nuốt không đều và đau có thể là biểu hiện của ung thư thực quản, và ung thư dạ dày.
3 việc làm có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư
1. Thường xuyên thức đêm
Giới trẻ hiện nay, rất ít người đi ngủ trước 10 giờ tối. Ngoài việc làm thêm giờ thụ động, tăng ca đêm, hoặc những việc ngoài ý muốn khác, nhiều người trẻ tuổi thường chủ động thức khuya, có người thức đến 1-2 giờ đêm, cơ thể luôn cảm thấy trống rỗng, mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Bạn có thể chưa biết:
5 sản phẩm tiêu dùng gia đình gây ung thư bạn không nên sử dụng
10 thực phẩm có thể gây ung thư mà không nên ăn
Theo y học nghiên cứu chứng minh, những người bị thức khuya có khả năng mắc ung thư cao hơn những người không thức khuya.
2. Hút thuốc lá
Có hàng nghìn chất khác nhau trong khói thuốc, trong đó có hơn 40 loại hóa chất có thể gây ra các bệnh ung thư. Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi, đây là loại ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới ở cả nam và nữ, thuốc lá còn gây ra nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư vùng đầu, cổ, ung thư thực quản, dạ dày, tụy, đại tràng, gan, thận, bàng quang và cổ tử cung.
3. Thích ăn uống thực phẩm quá nóng
Ung thư kiêng ăn gì? Ăn uống thực phẩm quá nóng có nhiệt độ trên 65°C được đưa vào danh sách chất gây ung thư loại 2A, bao gồm trà nóng, cà phê nóng, nước nóng, hoặc là ăn lẩu nóng.
Một khi nhiệt độ vượt quá 65 ° C, nó có thể làm hỏng màng nhầy trên bề mặt khoang miệng và thực quản. Kích thích lặp đi lặp lại có thể gây ra phản ứng viêm mạn tính của niêm mạc thực quản, do đó làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Tiến Chung – Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu, trưởng đơn vị Xạ trị và y học hạt nhân Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ “ Theo kết luận của các nhà khoa học thì chế độ ăn chiếm 30% nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư. Vì vậy, cần tập một thói quen ăn uống lành mạnh, tăng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, giảm thức ăn từ động vật. Không sử dụng các sản phẩm chứa chất tạo màu thực phẩm, các loại thức ăn có màu sắc sặc sỡ, món ăn nhiều dầu mỡ. Những thức ăn muối chua, ngâm lâu ngày như dưa muối, cà muối, cá muối, thịt muối sẽ gây ra các nitrosamine – nguyên nhân gây ung thư đường tiêu hóa”.
Nguồn tham khảo: 80% các bệnh ung thư phát sinh liên quan đến môi trường sống – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!