Bé thức khuya không chịu ngủ: Ba mẹ nên áp dụng ngay 5 cách này

Để cải thiện tình trạng bé thức khuya không chịu ngủ, bố mẹ nên tạo không gian yên tĩnh trước giờ đi ngủ cho con. Tắt TV, máy tính bảng và các thiết bị màn hình khác ít nhất một giờ trước khi đi ngủ của trẻ. Những hoạt động này rất kích thích và có thể cản trở giấc của trẻ nhỏ.

Bé thức khuya không chịu ngủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như con vẫn đang quá vui vẻ, phấn khích, bé ngủ giấc trưa không hợp lý và chưa được tiêu hao hết năng lượng…Và tất nhiên việc bé không ngủ vào ban đêm sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe của bé.

  • Tại sao bé thức khuya không chịu ngủ
  • Những giải pháp giúp cải thiện tình trạng bé thức khuya không chịu ngủ, khó ngủ

Tại sao bé thức khuya không chịu ngủ

Nếu con bạn liên tục gặp khó khăn đi ngủ, chẳng hạn như bé không thể ngủ được sớm, thức rất khuya, trằn trọc, ... Đừng cố gắng bắt ép và quát mắng con. Điều đầu tiên mà các bậc cha mẹ nên làm là hãy cố gắng xác định nguyên nhân vì sao bé thức khuya không chịu ngủ. Dưới đây là một số lý do phổ biến mà ba mẹ có thể tham khảo.

Nhu cầu về giấc ngủ của mỗi trẻ không giống nhau

Cũng như người lớn, nhu cầu về giấc ngủ của mỗi đứa trẻ là rất khác nhau. Một số trẻ chỉ cần ngủ 9 tiếng một đêm nhưng có những trẻ cần tới 11 tiếng hoặc thậm chí nhiều hơn thế mới cảm thấy khỏe khoắn và được nạp đủ năng lượng.

Trung bình, hầu hết trẻ em ở độ tuổi đi học cần ngủ khoảng 10 đến 11 giờ/ngày. Nếu bé khó ngủ về đêm, ba mẹ nên theo dõi các dấu hiệu bất thường về giấc ngủ của con như con ngủ không đủ giấc, trẻ cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng, trẻ khó tập trung, hiếu động, ...

Tạo không gian yên tĩnh trước giờ đi ngủ cho con (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ có thể quan tâm:

7 Mẹo luyện trẻ ngủ xuyên đêm để con sâu giấc lớn nhanh

Bé thức khuya không chịu ngủ vì con vẫn đang quá vui vẻ, phấn khích  

Nếu trẻ phải đi ngủ nhưng những thành viên khác trong gia đình và đặc biệt là anh chị lớn tuổi vẫn đang vui vẻ xem tivi, các thiết bị điện tử hoặc nói chuyện, chơi đùa thì trẻ có thể cảm thấy bị bỏ rơi và không muốn đi ngủ.

Thời gian chuyển đổi từ động sang tĩnh chưa đủ để con buồn ngủ

Để dễ dàng đi vào giấc ngủ, một đứa trẻ bao giờ cũng cần có một khoảng thời gian nhất định để chuyển đổi giữa trạng thái động sang trạng thái tĩnh. Nếu bé liên tục xem ti vi, tiếp xúc với các thiết bị điện tử, chơi quá nhiều hoặc làm nhiều bài tập, ... thì rất khó để trẻ ngủ được ngay.

Bé thức khuya không chịu ngủ vì con đã quá mệt 

Những đống bài tập cao chồng chất, quá nhiều các hoạt động vui chơi, ... cũng có thể khiến trẻ ở tuổi đi học có thể khó đi vào giấc ngủ. Quá mệt mỏi thực sự có thể dẫn đến tình trạng hiếu động ở nhiều trẻ em, điều này có thể khiến trẻ khó ngủ hơn (do não bộ bị hưng phấn quá mức).

Trẻ ngủ giấc trưa không hợp lý và chưa được tiêu hao hết năng lượng 

Nếu trẻ vẫn có những giấc ngủ trưa muộn vào buổi chiều sau giờ học, nó có thể cản trở giờ đi ngủ buổi tối của con. Từ 2 tuổi trở đi, giấc ngủ trưa của trẻ nên kết thúc trước 2 giờ chiều. Quá mốc này thì ba mẹ nên xem xét việc bỏ qua giấc ngủ trưa, cho con ăn tối sớm hơn và đi ngủ sớm. Vào cuối tuần hoặc vào mùa hè, hãy chắc chắn rằng trẻ đã có một ngày đủ bận rộn để con tiêu hao hết nguồn năng lượng và mệt ở mức vừa phải cho cơn buồn ngủ khó cưỡng lại.

Con muốn khẳng định sự độc lập 

Trẻ em ở độ tuổi đi học luôn có cái tôi khá cao và muốn chứng minh sự tự lập của bản thân với người lớn, giờ đi ngủ có thể là một trong những lĩnh vực mà chúng con muốn tự mình kiểm soát. Con sẽ bất hợp tác nếu cứ bị bắt ép, thúc giục về việc phải đi ngủ sớm hay đi ngủ đúng giờ. Đây thực sự là thời điểm mà ba mẹ cần kiên quyết thiết lập các quy tắc về giờ ngủ của trẻ nhưng đồng thời vẫn cho trẻ có quyền lựa chọn và tự do trong khuôn khổ.

Bé thức khuya không chịu ngủ vì trẻ bị lo âu, căng thẳng 

Trẻ em cũng có những lo lắng, căng thẳng riêng của mình. Bài tập, mối quan hệ bạn bè, trường lớp, những gì con nghe, trông thấy (một bộ phim trẻ xem, một quyển sách con đọc), hay thậm chí việc bị đe dọa, bắt nạt, ... đều khiến trẻ nảy sinh trạng thái lo lắng thái quá và điều này rất dễ ảnh hưởng tới giấc ngủ của con.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến nói trên, ba mẹ hãy chịu khó kết hợp với việc quan sát thói quen, biểu hiện hàng ngày của trẻ để tìm ra chính xác nhất nguyên nhân của những vấn đề về giấc ngủ của con.

Trẻ sợ hãi khi ngủ trong bóng tối (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ có thể quan tâm:

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Làm sao để trẻ ngủ ngon?

Những giải pháp giúp cải thiện tình trạng bé thức khuya không chịu ngủ, khó ngủ

Hãy thử những cách dưới đây theo lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa để giúp trẻ dễ ngủ hơn cũng như có thể đi ngủ đúng giờ. Nếu vấn đề về giấc ngủ của trẻ vẫn tiếp tục kéo dài, con bị rối loạn giấc ngủ thường xuyên thì ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để có được những đánh giá chính xác.

BS Phan Võ Hạnh Nguyên - Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ “Đối với các trẻ từ 3-5 tuổi, bố mẹ nên tạo cảm giác an toàn mỗi khi lên giường ngủ để giúp trẻ ngủ ngon hơn. Cụ thể như không để trẻ xem những chương trình, phim ảnh, trò chơi kinh dị, hãy để trẻ nghe nhạc, xem những thước phim hoạt hình vui nhộn để trẻ không sợ hãi mỗi khi đi ngủ. Bên cạnh đó, vào buổi sáng, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời để hấp thụ ánh sáng tự nhiên giúp trẻ tỉnh táo hơn vào ban ngày và hấp thụ được nhiều vitamin D”.

Đảm bảo bé đi ngủ vào một giờ nhất định (Nguồn ảnh: istockphoto)

Thiết lập chuỗi thói quen đi ngủ 

Tắm và đọc sách, kể chuyện trước giờ đi ngủ là những cách tuyệt vời để giúp con có một thói quen đi ngủ ổn định (điều mà ba mẹ có thể áp dụng ngay từ khi trẻ chào đời hoặc chậm nhất là từ những ngày mới chập chững biết đi). Tạo dựng chuỗi thói quen đi ngủ đều đặn sẽ sinh ra một giấc ngủ chất lượng.

Be mẹ cũng nên tắt TV và bất kỳ thiết bị điện tử nào khác ít nhất một giờ trước khi trẻ đi ngủ. Nếu trẻ tuyệt đối khăng khăng rằng con không mệt, không buồn ngủ thì hãy để trẻ yên lặng đọc sách trong phòng của con (hoặc đọc một hoặc hai chương ngắn cho con nghe nếu trẻ chưa biết đọc) hoặc bật cho con nghe thể loại nhạc êm dịu.

Tạo không gian yên tĩnh trước giờ đi ngủ cho con 

Tắt TV, máy tính, máy tính bảng và các thiết bị màn hình khác ít nhất một giờ trước khi đi ngủ của trẻ. Những hoạt động này rất kích thích và có thể cản trở giấc của trẻ nhỏ. Thay vào đó, hãy thử để phòng ngủ của con ở chế độ giảm ánh sáng hoặc tối hẳn càng tốt, cả gia đình mặc đồ ngủ, tạo một không gian yên tĩnh nhất có thể để trẻ cảm thấy thư giãn khi giờ đi ngủ gần kề.

Đảm bảo bé đi ngủ vào một giờ nhất định 

Cố gắng giữ cho giờ đi ngủ đều đặn, ngay cả vào cuối tuần và trong mùa hè. Có thể khó cho trẻ đi ngủ trước 9 giờ tối. khi mặt trời không bắt đầu lặn cho đến sau 8:30 tối, nhưng đó là một ý tưởng tốt để ngăn chặn giờ đi ngủ trượt về phía 10 p.m. hoặc 11 giờ tối, chỉ để trẻ điều chỉnh lịch trình ngủ mới khi bắt đầu đi học.

Hãy đảm bảo phòng ngủ của con được thoải mái, dễ chịu

Phòng ngủ chỉ nên là nơi để ngủ. Do đó hãy đảm bảo là ti vi, máy tính không đặt trong phòng trẻ. Con sẽ có một giấc ngủ ngon nếu phòng ngủ có nhiệt độ hợp lý, không quá nóng và không quá lạnh vì điều này có thể cản trở giấc ngủ trẻ. Nếu con không thích bóng tối, hãy cùng bé chọn một chiếc đèn ngủ với ánh sáng phù hợp..

Con cần ở yên trên giường 

Nếu con thức dậy nhiề lần với lý do để uống nước, đi vệ sinh, ... ba mẹ sẽ dễ bị kiệt sức và đầu hàng trước việc để mặc cho trẻ muốn đi ngủ theo cách của con. Đừng cảm thấy quá tội lỗi khi bắt trẻ phải lên giường đúng giờ. Thay vào đó, hãy thử liệt kê những thứ con cần (hoặc con muốn để trốn phải đi ngủ), để chúng ở ngay trong phòng ngủ và nói với trẻ rằng, trẻ nên ở trên giường khi đã đến giờ đi ngủ.

Đừng căng thẳng và kỳ vọng quá nhiều với giấc ngủ của con 

So sánh con mình với những đứa trẻ khác cùng tuổi, hoặc mong chúng đi ngủ đúng giờ một cách hoàn hảo khi mà con ngày càng lớn hơn có thể khiến ba mẹ bị áp lực và dễ cảm thấy thất vọng, bất lực. Thay vào đó, hãy thư giãn. Điều quan trọng nhất chỉnh là ba mẹ cũng nên điều chỉnh bản thân, làm gương cho trẻ và cùng nhau thiết lập thói quen đi ngủ phù hợp. Kiên trì thực hiện, điều chỉnh giờ đi ngủ cho trẻ thì dần dần trẻ sẽ cải thiện được giờ ngủ của mình.

Nguồn tham khảo: 10 bước cho một giấc ngủ lành mạnh ở trẻ em - Bệnh viện Nhi đồng 1.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương