Bé mới sinh bị mềm 1 bên đầu có thể là hiện tượng xuất hiện bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tình trạng này làm cho đầu trẻ bị sưng hoặc phù nề da đầu. Nó khiến cho đầu bé bị mềm.
Bướu huyết thanh được các bác sĩ đánh giá là vô hại và sẽ dần tự khỏi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan.
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh là gì?
Bướu huyết thanh là tình trạng sưng hoặc phù nề da đầu trẻ sơ sinh làm đầu bé bị mềm và xuất hiện cục u ngay sau khi sinh. Tình trạng này thường vô hại và sẽ tự hết khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, trẻ bị bướu huyết thanh cũng có thể dẫn đến các vấn đề khác, chẳng hạn như vàng da.
Bướu huyết thanh là lý do làm cho đầu bé bị mềm
Nguyên nhân gây ra bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
Bướu huyết thanh được tạo thành khi có một áp lực chèn ép vào đầu bé trong quá trình mẹ sinh bé qua đường âm đạo. Bướu còn có thể được hình thành khi do một chấn thương vật lý bên ngoài. Nó dẫn đến tổn thương hoặc làm vỡ các mạch máu rất nhỏ ở da đầu của trẻ. Bởi vì vỡ mạch máu nên lượng máu chảy ra sẽ gom tụ lại thành một khối sưng nhỏ ở đầu trẻ.
Một trong những nguyên nhân chấn thương phổ biến nhất là khi đầu của trẻ tác động vào xương chậu của mẹ lúc chuyển dạ. Các công cụ hỗ trợ sinh sản như kẹp sản khoa và dụng cụ hút cũng một phần dẫn đến bướu huyết thanh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bướu huyết thanh
Bên cạnh đó, bướu huyết thanh còn xuất hiện bởi các nguyên nhân khác như:
- Kích thước của bé to, có cân nặng lúc sinh lớn hơn bình thường. Khi bé càng lớn, sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi qua khung chậu và âm đạo của mẹ
- Mẹ bị gây tê màng cứng sẽ làm tê liệt phần dưới cơ thể. Do đó, mẹ không thể tạo những cơn cơ tử cung để đẩy bé ra ngoài một cách hiệu quả
- Những dụng cụ hỗ trợ sinh sản được các bác sĩ sử dụng luôn làm tăng nguy cơ xuất hiện bướu huyết thanh
- Mẹ bị vỡ ối sớm, lượng nước ối trong tử cung ít
- Mẹ sinh em bé lần đầu
- Thời gian quá trình chuyển dạ kéo dài
Triệu chứng của bướu huyết thanh
Những trẻ em mắc phải hiện tượng bướu huyết thanh, sau khi sinh ra, bố mẹ có thể nhìn thấy những cục sưng mềm trên da đầu. Chỗ sưng thường nằm ở phần phía sau của đỉnh đầu vì đây là nơi tiếp xúc nhiều nhất với xương chậu và tử cung của mẹ. Lúc này, nếu mẹ chạm vào phần bướu sẽ khiến bé có cảm giác đau.
Dần dần, khối sưng dưới da đầu sẽ bắt đầu vôi hóa. Khi đó, nếu mẹ sờ vào bướu huyết thanh, mẹ sẽ thấy cứng và chắc hơn. Quá trình vôi hóa sẽ giúp thu nhỏ kích thước bướu huyết thanh của trẻ mà không cần phải can thiệp gì.
Bướu huyết thanh có nguy hiểm không?
Bố mẹ sẽ cảm thấy lo lắng khi sờ vào đầu của bé và thấy đầu bị mềm và sưng. Theo thống kế của các nhà khoa học, cứ 100 bé được sinh ra thì sẽ có 2 bé có bướu huyết thanh. Bướu huyết thanh không gây hại hoặc nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì khối máu tụ ở bên ngoài hộp sọ. Do đó, não được bảo vệ an toàn khỏi bất kỳ tổn thương từ bướu huyết thanh.
Thực tế, bướu huyết thanh không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ vẫn cần lưu ý
Trong một số trường hợp, bướu huyết thanh sẽ gây ra một số biến chứng như:
1. Vàng da
Khi lượng máu trong bướu huyết thanh được tái hấp thu, nó làm cho nồng độ bilirubin trong máu tăng lên. Vàng da là kết quả của lượng bilirubin quá nhiều trong máu. Vậy nên, những trẻ có bướu huyết thanh thì dễ có nguy cơ bị vàng da cao hơn.
2. Thiếu máu
Khi trẻ bị mắc phải triệu chứng của bướu huyết thanh. Do lượng máu từ bướu huyết thanh sẽ lấy một phần máu ra khỏi hệ tuần hoàn của con bạn. Nếu mất máu nhiều có thể nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.
3. Nhiễm trùng
Một biến chứng hiếm gặp nhưng có khả năng gây nguy hiểm nếu xảy ra là nhiễm trùng. Vị trí có bướu huyết thanh có thể bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng bởi các tổn thương trên da. Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng ở bướu huyết thanh thường xuất hiện trong tuần đầu tiên hoặc thứ hai sau khi sinh.
Kết
Khi bé mới sinh bị mềm 1 bên đầu có thể do bé bị hiện tượng bướu huyết thanh. Tình trạng này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bố mẹ cần theo dõi kỹ cho đến khi bướu biến mất. Trong trường hợp bướu lâu ngày không biến mất mà còn gây ra nhiều biến chứng kể trên, lúc này bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ có thể kịp thời can thiệp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!