Việc bố mẹ nhìn thấy đầu bé sơ sinh bị sưng hoặc hơi khác thường sẽ khiến cha mẹ lo lắng. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sưng đầu có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị sưng đầu – Hiện tượng này là gì?
Trong quá trình chuyển dạ đẻ có sự xóa mở của cổ tử cung, hình thành ống đẻ để cho thai nhi có thể chui được ra ngoài. Đầu thai nhi có kích thước lớn nên để có thể chui ra ngoài được thì có sự chồng các xương sọ lên nhau. Sau khi sinh thấy trẻ có một cái bướu mềm ở bên trái hay phải của đầu. Hoặc thấy đầu trẻ to hay dài hơn thì đó gọi là bướu huyết thanh.
Mỗi loại ngôi có vị trí bướu huyết thanh khác nhau. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường mà không phải là bệnh lý. Đó chỉ là phản xạ tự nhiên để bảo vệ đầu não của trẻ tránh khỏi những chèn ép của khung xương chậu trong đường đẻ để đi ra ngoài
Đầu trẻ sơ sinh rất mềm và dẻo nên khi ra ngoài qua xương chậu nó có thể bị dẹt một chút. Sau khi sinh, do nằm nhiều nên phần đầu phía sau cũng rất dễ bị phẳng. Nếu thấy dấu hiệu này, cha mẹ nên bế con trên tay nhiều hơn. Hoặc cho bé chơi bằng cách nằm úp bụng khi thức và để con thử với đồ chơi phía trước. Như thế sẽ không bị nghiêng về bên nào.
Khối sưng đó là gì và nguyên nhân do đâu?
Khối sưng trên đỉnh sau đầu của trẻ sơ sinh thường có hai dạng: Khối sưng do sự phù nề của da đầu và khối sưng do máu tụ dưới da đầu. Cả hai trường hợp đều do chấn thương da đầu do áp lực xảy ra trong quá trình sinh.
Khối sưng do sự phù nề của da đầu thường kèm theo hiện tượng chồng sọ. Sọ của các cháu sơ sinh được cấu tạo bởi nhiều mảnh xương nhỏ. Nơi các xương gặp nhau gọi là khớp sọ. Dưới tác động của áp lực do sinh khó hoặc do dụng cụ giúp sinh tạo nên làm cho da đầu bị phù nề và có thể kèm theo hiện tượng các xương sọ chồng lên nhau, khi sờ không còn thấy khớp sọ.
Khối sưng do máu tụ dưới da đầu là do các mạch máu nhỏ dưới da đầu bị vỡ, máu chảy và tụ lại dưới da đầu và tạo thành một khối. Não không bị tổn thương.
Các loại khối sưng trên đầu bé sơ sinh?
Khối sưng trên đỉnh sau đầu của trẻ sơ sinh thường có hai dạng: Khối sưng do sự phù nề của da đầu và khối sưng do máu tụ dưới da đầu. Cả hai trường hợp đều do chấn thương da đầu do áp lực xảy ra trong quá trình sinh.
Khối sưng do sự phù nề của da đầu thường kèm theo hiện tượng chồng sọ. Sọ của các cháu sơ sinh được cấu tạo bởi nhiều mảnh xương nhỏ. Nơi các xương gặp nhau gọi là khớp sọ. Dưới tác động của áp lực do sinh khó hoặc do dụng cụ giúp sinh tạo nên làm cho da đầu bị phù nề và có thể kèm theo hiện tượng các xương sọ chồng lên nhau, khi sờ không còn thấy khớp sọ.
Khối sưng do máu tụ dưới da đầu là do các mạch máu nhỏ dưới da đầu bị vỡ. Máu chảy và tụ lại dưới da đầu và tạo thành một khối. Não không bị tổn thương.
Khối sưng xuất hiện khi nào và sẽ biến mất trong bao lâu?
Khối sưng này thường xuất hiện vài giờ sau sanh. Thường tự biến mất mà không cần can thiệp sau vài tuần đến vài tháng. Ít khi để lại di chứng, không ảnh hưởng gì cho sức khỏe của trẻ.
Khi nào mẹ cần đưa bé đi khám?
Nếu bạn đã thử nhiều cách mà tình trạng không được cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa. Có thể bé sẽ cần đeo một dạng mũ bảo hiểm chỉnh hình. Thời gian để mũ chỉnh hình phát huy hiệu quả tốt nhất là từ 4-6 tháng sau sinh. Vì thế nếu cảm thấy có gì không ổn, bạn nên có biện pháp can thiệp sớm.
Theo theAsianparent
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!