Bé sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi thường sẽ rất khó chịu, thậm chí có thể bỏ bú. Mẹ nên áp dụng ngay những cách này để giúp con mau khỏi.
- Bé sơ sinh bị nghẹt mũi có đáng lo không?
- Bé sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi, mẹ nên làm thế nào để bé khỏi nghẹt?
Chắc hẳn các bố mẹ trẻ luôn lo lắng với vấn đề trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là bao lâu thì hết và có tự hết không? Bởi khi con trẻ gặp tình trạng này thường bỏ ăn, quấy khóc khiến bố mẹ rất mệt mỏi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến con bị nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng là một trong số đó. Trẻ có hắt hơi liên tục và thường là nghẹt cả hai bên mũi, bệnh xảy ra nhiều nhất trong mùa hoa nở hoặc biểu hiện dai dẳng quanh năm do nấm mốc, bọ nhà, dán, lông thú cưng, bụi,…Tình trạng xấu nhất của nghẹt mũi là nếu trẻ không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn và có thể dẫn đến biến dạng trên gương mặt. Mời các bố mẹ cùng theo dõi bài viết sau để nhận biết được con mình đang gặp phải vấn đề gì:
Mẹ đã biết chưa?
Nguyên nhân và hướng xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Giúp bé sơ sinh không còn khó chịu vì ho và nghẹt mũi bằng phương pháp mát xa
Bé sơ sinh bị nghẹt mũi có đáng lo không?
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nghẹt mũi? Sổ mũi, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cho dù ba mẹ có giữ ấm và kín gió bé đến đâu, bé cũng vẫn dễ bị mắc phải tình trạng này.
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng tắc nghẽn khoang mũi do dịch nhầy. Dịch này sẽ tăng tiết và làm hẹp đường thở khiến cho bé cảm thấy khó thở. Trẻ sơ sinh vốn chưa biết tự thở bằng miệng nên khi bị nghẹt mũi sẽ rất khó chịu. Lúc này, mẹ sẽ thấy trẻ sẽ có biểu hiện quấy khóc, không muốn bú nữa.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể kèm theo một số triệu chứng sau đây:
- Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi.
- Ho khan, ho có đàm.
- Khó thở, thở khò khè.
- Chảy nước mắt.
- Chảy máu mũi.
- Sốt, lừ đừ, bỏ bú.
- Mẩn đỏ, nổi mề đay, phù quanh cánh mũi hoặc toàn thân.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nguy hiểm không? Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường không quá nguy hiểm nhưng nếu bé có biểu hiện tím tái do khó thở, đờm nhiều và có màu, tiếng thở khò khè kèm sốt như trên thì ba mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.
Bé sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi, mẹ nên làm thế nào để bé khỏi nghẹt?
Khi trẻ có biểu hiện nghẹt mũi, mẹ nên áp dụng ngay các bước sau đây để giúp con khỏi nghẹt mũi, tránh trường hợp bé khó chịu phải bỏ bú, quấy khóc.
1. Rửa mũi cho bé
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh không chỉ là cách để giúp bé cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi lâu ngày, sổ mũi mà còn đem lại nhiều lợi ích khác. Có thể kể đến lợi ích đầu tiên là làm sạch khoang mũi cho bé vì các loại dung dịch chuyên dụng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, từ đó khoang mũi sẽ thông thoáng và sạch sẽ hơn.
Bên cạnh đó, làm sạch mũi cho bé đúng cách còn hỗ trợ cải thiện khả năng tự làm sạch của hệ thống hô hấp, giúp bé giảm tình trạng kích ứng mũi. Cuối cùng, khi rửa mũi bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì không còn chất đờm trong khoang mũi nữa. Ba mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch rửa mũi dành riêng cho trẻ sơ sinh.
2. Mát xa mũi cho bé
Mẹ cần mát xa cánh mũi cho bé sau khi đã được nhỏ nước muối sinh lý hoặc sau khi rửa mũi. Thực hiện bằng cách dùng ngón tay cái và ngón tay trẻ chà nhẹ vào 2 bên cánh mũi. Thực hiện mát xa mũi nhiều lần sẽ giúp đường thở của bé được lưu thông dễ dàng hơn, giảm các biểu hiệnngạt mũi ở trẻ sơ sinh.
Mẹ đã biết chưa?
Bỏ túi ngay cách phòng ngừa táo bón hiệu quả cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trẻ 2 tháng bị nghẹt mũi: Làm thế nào để phòng ngừa?
3. Dùng dầu tràm khi tắm cho bé
Khi thời tiết giao mùa, lạnh là nguyên nhân lớn dẫn tới trẻ bị cảm lạnh, ho… Việc tắm bằng tinh dầu tràm được pha trong nước trong nước ấm kết hợp với mát xa cho trẻ bởi dầu tràm được xem là lành tính, rất an toàn cho da đặc biệt giúp ấm các bé và giúp hệ hô hấp của con hoạt động tốt hơn.
Cách làm:
- Lựa chọn loại dầu tràm có uy tín, chất lượng
- Nhỏ tầm 5 giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé và tắm cho bé
- Sau khi tắm xong các mẹ không cần tắm tráng lại nước vì trong nước tắm tinh dầu tràm với tác dụng giữ ấm cho bé. Mẹ cần chuẩn bị khăn ấm lau sạch người của bé ủ ấm rồi nên lấy 1 giọt tinh dầu tràm xoa vào tay rồi tiến hành mát xa cho trẻ bằng dầu tràm ở lưng, tay chân, ngực … bôi dầu tràm ở gan bàn chân với cách này sẽ giúp trẻ giữ ấm và tránh gió hiệu quả, sau đó mặc quần áo ấm cho bé.
4. Tăng độ ẩm trong phòng ngủ của bé
Không khí quá khô vào mùa đông hay cho trẻ nằm quá lâu trong phòng điều hòa có thể là nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và là yếu tố tác động khiến tình trạng nghẹt mũi của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Ba mẹ nên bổ sung độ ẩm không khí bằng cách chạy máy giữ ẩm để lỗ mũi của trẻ không bị khô, bớt đau rát.
Nếu đã áp dụng các bước trên mà tình trạng của bé vẫn không được cải thiện, con có dấu hiệu sốt, thở khò khè thì ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!