Bế sản dịch sau sinh mổ là gì? Điều trị thế nào để đảm bảo an toàn cho sản phụ?

Bế sản dịch sau sinh mổ nếu không được xử lý đúng cách và giúp thoát dịch ra ngoài, kèm theo vệ sinh kém, thì nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng hậu sản khá cao. Do dịch ứ đọng, vi trùng xâm nhập qua cổ tử cung vào lòng tử cung gây nhiễm trùng hậu sản. Khi ứ đọng dịch trong lòng tử cung mức độ nhiều có thể là rối loạn chức năng đông máu, điều này cũng rất nguy hiểm, thậm chí đến cả tính mạng ở người mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bế sản dịch sau sinh mổ tức là dịch trong lòng tử cung bị tắc không thể thoát hay thoát không hết ra ngoài. Nếu không phát hiện, nhất là khi có nhiễm trùng, và điều trị kịp thời có thể nguy hiểm cho sản phụ.

  • Sản dịch là gì?
  • Thế nào là bế sản dịch sau sinh mổ?
  • Làm thế nào để nhận biết mình có bị bế sản dịch sau sinh mổ hay không?
  • Tình trạng này nếu để lâu có nguy hiểm không?
  • Điều trị bế sản dịch sau sinh mổ ra sao?

Mang thai và sinh con là một quá trình đầy gian nan và vất vả, không dừng lại ở đó, các biến chứng để lại sau quá trình sinh con là nổi ám ảnh của nhiều mẹ. Một trong những rủi ro đó là hiện tượng bế sản dịch sau sinh, mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được xử lý dứt điểm sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, có thể gây ra các biến chứng như chảy máu không cầm, rối loạn đông máu...Bế sản dịch sau sinh mổ hoặc sinh thường là tình trạng sản dịch bị ứ đọng lại trong tử cung, không thoát ra ngoài được. Sản phụ cần phải nắm rõ dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng tránh của hiện tượng này để không bị những rối loạn có hại. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết cho các mẹ:

Bạn có thể chưa biết:

Sau sinh mổ bao lâu được ăn hải sản để không ảnh hưởng tới vết mổ?

6 điều về hậu sản sau sinh thai phụ sinh mổ nên biết

Sản dịch là gì?

Chất dịch từ lòng tử cung thoát ra ngoài sau sinh được gọi là sản dịch. Sản dịch được cấu tạo bởi những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung (màng rụng), những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám, phần sót lại nước ối và những chất dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo do sinh đẻ gây ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sản dịch sau sinh mổ bao lâu thì hết? Thông thường sản dịch thường kéo dài từ 2 - 4 tuần, giảm dần theo thời gian, nhưng cũng tùy thuộc vào cơ địa từng người. Tình trạng sản dịch sau sinh nhìn chung như sau:

  • 3 ngày đầu: gồm máu loãng và máu cục nhỏ có màu sẫm.
  • 4-8 ngày: loãng hơn, trong máu có lẫn ít chất nhầy nên màu máu sẽ nhạt hơn.
  • 9 ngày: không có màu, chỉ là dịch trong hoặc màu trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử.

Về lượng thì sản phụ sinh mổ sản dịch có xu hướng ít hơn sinh thường.

Thế nào là bế sản dịch sau sinh mổ?

Vì một lý do nào đó mà, quá trình ra sản dịch sau sinh mổ không xảy ra hay sau 6 tuần mà sản dịch chưa thoát ra hết thì sẽ gây nên tình trạng bế sản dịch sau sinh mổ, hoặc còn có tên gọi khác là ứ dịch lòng tử cung.

Các nguyên nhân gây nên tình trạng này là:

  • Cổ tử cung đóng kín làm sản dịch không thoát ra ngoài được, thường gặp nhất khi sản phụ sinh mổ
  • Tử cung co hồi chậm do sản phụ mất máu nhiều, suy kiệt
  • Có sót nhau
  • Trương lực cơ tử cung của người mẹ kém do tử cung bị căng giãn quá mức
  • Các trường hợp thai to, đa thai, đa ối, chuyển dạ trong lúc sinh kéo dài
  • Sản phụ vận động kém sau sinh

Làm thế nào để nhận biết mình có bị bế sản dịch sau sinh mổ hay không?

Biểu hiện của bế sản dịch sau sinh? Thông thường, quá trình ra sản dịch sau sinh đến ngày thứ 12-13 thì sản phụ sẽ thấy sản dịch nhợt dần và đáy tử cung không sờ thấy được nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hầu hết các trường hợp bế sản dịch sau sinh mổ không có nhiễm trùng đi kèm và thường kéo dài trên 3 tuần, với các dấu hiện:

  • Ra huyết âm đạo có màu sậm loãng, có lúc nhiều lúc ít
  • Nếu vệ sinh vùng kín kém có thể có mùi hôi.
  • Lúc đầu không sốt, sau đó có thể sốt nhẹ rồi dần chuyển sang sốt cao.  Nếu trùng với khi bị cương sữa, thì hãy nặn hết sữa ra, hai vú không căng, nếu sốt vẫn tiếp diễn thì có thể nghĩ đến nguyên nhân do bế tắc sản dịch.
  • Uống thuốc có thể hạ sốt nhưng hết thuốc thì sốt quay trở lại.

Nhưng nếu bị bế sản dịch sau sinh mổ có nhiễm trùng thì sản phụ có thể phát hiện được ngay sau 3 - 4 ngày sau sinh và có thêm các triệu chứng sau:

  • Tử cung co hồi chậm, còn to khi sờ thấy rõ trên thành bụng
  • Khi ấn vào thành bụng sẽ có cảm giác đau
  • Sản dịch ra có mùi hôi
  • Sốt cao, lạnh run

Lúc này, nếu đã về nhà thì hãy lập tức quay trở lại bệnh viện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng này nếu để lâu có nguy hiểm không?

Bế sản dịch có nguy hiểm không? Nếu không được xử lý đúng cách và giúp thoát dịch ra ngoài, kèm theo vệ sinh kém, thì nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng hậu sản khá cao. Do dịch ứ đọng, vi trùng xâm nhập qua cổ tử cung vào lòng tử cung gây nhiễm trùng hậu sản. Khi ứ đọng dịch trong lòng tử cung mức độ nhiều có thể là rối loạn chức năng đông máu, điều này cũng rất nguy hiểm, thậm chí đến cả tính mạng ở người mẹ.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ có biết sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết? Những điều mẹ bỉm sữa cần biết về sản dịch

Điều trị bế sản dịch sau sinh mổ ra sao?

Cách điều trị trường hợp ứ dịch nhiều thì bác sĩ sẽ nong cổ tử cung bằng tay hay bằng dụng cụ và có thể dùng ống hút Karman để hút chất dịch ra.  Về lý thuyết thì đây là thủ thuật an toàn và đơn giản, nhưng sản phụ cũng nên tìm đến bệnh viện lớn và uy tín thực hiện để tránh nguy cơ nhiễm trùng hay các hậu quả khác.

Ngoài ra, cũng nên kết hợp với chế độ chăm sóc bản thân sau sinh hợp lý và tốt về chế độ dinh dưỡng, tránh nằm lâu và nuôi con bằng sữa mẹ. Vận động cơ thể nhẹ nhàng, hợp lý sau sinh sẽ giúp tử cung co hồi rất tốt để tống dần sản dịch ra ngoài. Hơn thế nữa, nó cũng giúp mẹ có tinh thần phấn chấn và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.

Chăm sóc bản thân sau sinh thường hay sinh mổ đều rất quan trọng như nhau. Do đó, hãy thêm kiến thức cho bản thân về quá trình này, đồng thời hỏi thêm tư vấn từ bác sĩ/y tá chuyên môn nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu