Khi nào thì bé gái béo phì? Cách khắc phục và lưu ý khi kiểm soát cân nặng ra sao?

Bé gái béo phì nguyên nhân là từ thói quen ăn uống và thói quen vận động của trẻ. Sự xuất hiện của nhiều thức ăn nhanh ngon miệng và hấp dẫn từ nước ngoài khiến trẻ yêu thích và ăn không kiểm soát.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé gái béo phì làm sao để giảm cân cho bé? là băn khoăn của mẹ bỉm khi con gái yêu bị tăng cân hơi nhiều, mẹ lo sợ việc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Để giải đáp thắc mắc này, mời mẹ tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

  • Bé gái béo phì và trẻ em nói chung bị bệnh lý này thì có chỉ số BMI ra sao?
  • Nguyên nhân khiến bé gái béo phì nói riêng và tất cả trẻ em nói chung
  • Làm gì để can thiệp tình trạng bé gái béo phì?
  • Những lưu ý khi giảm cân cho bé gái béo phì

Bé gái béo phì và trẻ em nói chung bị bệnh lý này thì có chỉ số BMI ra sao?

Bệnh béo phì là gì? Trẻ em có chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng hoặc cao hơn 95% so với các bạn đồng trang lứa được coi là béo phì. Chỉ số BMI được tính bằng chiều cao và cân nặng của bé, với công thức:

  • BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)] 2

Cách đọc kết quả như sau:

  • < 18,5: Trẻ bị thiếu cân.
  • 18,5 ≤ BMI < 25: Cân nặng của trẻ bình thường.
  • 25 ≤ BMI < 30: Trẻ bị thừa cân.
  • 30 ≤ BMI < 35: Trẻ béo phì cấp độ I.
  • 35 ≤ BMI < 40: Trẻ béo phì cấp độ II.
  • 40 ≤ BMI < 50: Trẻ béo phì cấp độ III.
  • BMI ≥ 50: Siêu béo phì cấp độ IV.

Bé gái béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà khi con lớn và bước vào lứa tuổi thanh thiếu niên thì thừa cân hoặc béo phì có thể khiến bé trở nên trầm cảm.

Nguyên nhân khiến bé gái béo phì nói riêng và tất cả trẻ em nói chung

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ. Phần lớn nguyên nhân là từ thói quen ăn uống và thói quen vận động của trẻ. Sự xuất hiện của nhiều thức ăn nhanh ngon miệng và hấp dẫn từ nước ngoài khiến trẻ yêu thích và ăn không kiểm soát. Ngoài ra, cuộc sống hiện đại bận rộn của cha mẹ cũng khiến cho những hoạt động thể chất của con trẻ bị giảm đi, gây ra lối sống chỉ tập trung vào các màn hình máy tính hoặc điện thoại. Một số ít trẻ không may bị chứng béo phì do cơ địa bẩm sinh hoặc di truyền nhưng số này khá ít.

Mẹ có thể quan tâm:

Thừa cân béo phì - Tác hại khôn lường đến sức khỏe và tương lai con trẻ

Trẻ thừa cân nhưng thiếu chất - Tình trạng phổ biến trong xã hội hiện đại

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng béo phì của trẻ em mà cha mẹ cần biết để tránh và có giải pháp trị liệu cho bé:

  • Tiền sử gia đình, các yếu tố tâm lý và lối sống đều có vai trò trong việc hình thành bệnh béo phì ở trẻ em. Trẻ em có cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình bị thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng ảnh hưởng đến bé. Nhưng nguyên nhân chính của chứng béo phì ở trẻ em là sự kết hợp của việc ăn quá nhiều và tập thể dục quá ít.
  • Chế độ ăn uống nghèo nàn chứa nhiều chất béo hoặc đường và ít chất dinh dưỡng có thể khiến em bé béo phì. Thức ăn nhanh, kẹo và nước ngọt luôn hấp dẫn với trẻ nhỏ nhưng nó lại là thủ phạm phổ biến.
  • Thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn cũng có thể góp phần làm tăng cân không lành mạnh. Một số trẻ em trở nên béo phì vì cha mẹ không có nhiều thời gian để nấu ăn tại nhà một cách lành mạnh.
  • Hoạt động thể chất không đầy đủ có thể là một nguyên nhân khác khiến bé gái béo phí. Không những trẻ nhỏ mà ở mọi lứa tuổi đều có xu hướng tăng cân khi họ ít vận động hơn. Tập thể dục đốt cháy calo và giúp duy trì cân nặng hợp lý.
  • Các vấn đề tâm lý cũng có thể dẫn đến béo phì ở một số trẻ, đặc biệt bé gái béo phì thì tinh thần càng mỏng manh hơn. Trẻ em và thanh thiếu niên buồn chán, căng thẳng hoặc trầm cảm có thể ăn nhiều hơn để đối phó với những cảm xúc tiêu cực.

Làm gì để can thiệp tình trạng bé gái béo phì?

Dù con gái đang ở độ tuổi nào, thì việc đầu tiên ba mẹ luôn nhớ là phải đưa bé đến trung tâm y tế để được thăm khám, xác định tình trạng béo phì. Sau đó, lộ trình kiểm soát cân nặng sẽ được chuyên gia đưa ra phù hợp với từng bé.

Trẻ sơ sinh

Nếu mẹ nghĩ con đang ở độ tuổi sơ sinh hay nhỏ đang bị thừa cân và có nguy cơ béo phì, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ có chuyên môn. Em bé dưới 1 tuổi không bao giờ được áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân dưới bất kỳ hình thức nào.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé gái ở lứa tuổi mẫu giáo nhà trẻ

  • Vì con đang tăng trưởng và phát triển, do đó không đặt vấn đề giảm cân ở trẻ mà chỉ giảm tốc độ tăng cân và đảm bảo cho sự tăng chiều cao theo lứa tuổi. Các trẻ béo phì cần được hướng dẫn theo dõi bởi các bác sĩ dinh dưỡng, chuyên viên tiết chế am hiểu để tránh thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ
  • Ngoài ra, ba mẹ nên hạn chế giờ bé gái béo phì trở nên thụ động, chỉ ngồi hay nằm một chỗ lâu.
  • Phối hợp nhiều biện pháp khác nhau để giúp trẻ có một lối sống năng động, nhanh nhẹn, hoạt bát…

Mẹ có thể quan tâm:

Bé 4 tháng nặng 7kg là thừa hay thiếu cân? Nặng bao nhiêu là đủ tiêu chuẩn?

Cân nặng chuẩn của bé hàng tháng và lời khuyên để duy trì cân nặng ở mức lý tưởng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé gái ở độ tuổi lớn hơn

  • Chú ý đến nguyên tắc dinh dưỡng, giúp con ăn một chế độ cân bằng và lành mạnh, tránh các thức ăn gây bệnh béo phì như hamburger, khoai tây chiên, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga v.v
  • Thay đổi lối sống: khuyến khích con vận động nhiều hơn, tham gia các hoạt động thể thao hay xã hội, bớt thời gian bên máy tính, tivi,…
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
  • Quan tâm đến tâm tư, suy nghĩ của bé gái béo phì vì có thể con bị bạn bè chọc ghẹo, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần.

Những lưu ý khi giảm cân cho bé gái béo phì

  • Không kết hợp phương pháp giảm cân của người lớn cho bé, bởi trẻ em khó lòng giảm cân theo kiểu của người lớn. Ngoài ra, bé gái dù ở độ tuổi nào thì việc ăn kiêng quá mức, ăn thiếu chất không chỉ bất lợi cho sự tăng trưởng thể chất, mà quá trình phát triển sinh lý cũng có thể bị ảnh hưởng (nhất là giai đoạn dậy thì).
  • Cho dù có ăn kiêng, bé gái béo phì cũng cần phải ăn đủ các nhóm chất: đạm, tinh bột, chất xơ và vitamin. Việc kiêng hẳn một chất nào đó, ví dụ kiêng hẳn chất béo, là không tốt. Mấu chốt ở đây là cân bằng.
  • Tốc độ giảm cân nên từ từ, không nên vội vàng và phải đạt mục tiêu trong thời gian ngắn.
  • Không cho con nhịn ăn, nhịn uống để giảm cân
  • Áp dụng vận động thể chất nhưng phải ở cường độ phù hợp, không bắt trẻ tập quá nhiều và quá sức.
  • Tránh thái độ cực đoan, chê bai con để khuyến khích bé gái béo phì giảm cân. Đây không phải là phương pháp khoa học, mà còn ảnh hưởng tâm lý bé.

Tạm kết

Béo phì ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng ở các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không nằm ngoài danh sách. Sự hỗ trợ, cỗ vũ tinh thần đến từ những người lớn trong cuộc sống sẽ rất có ích.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu