Trẻ sơ sinh thường gặp bệnh lý vàng da với toàn bộ vùng da trên người và củng mạc (lòng trắng mắt). Sau 1-2 tuần hiện tượng vàng da biến mất. Nhưng với một số trường hợp đặc biệt kéo dài hơn do có thể gặp phải các bệnh lý về gan. Vậy bé 2 tháng tuổi vẫn bị vàng da có nguy hiểm không?
Thắc mắc đó của mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây cùng những thông tin liên quan đến hiện tượng vàng da của con.
Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng vàng da của trẻ sơ sinh?
Sự đổi màu da của trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của sắc tố mật màu vàng bilirubin trong máu. Khi nồng độ bilirubin của cơ thể tăng sẽ làm cho màu da vàng bất thường. Trong đó, bilirubin chính là chất thải tự nhiên xuất hiện khi cơ thể phá vỡ các tế bào hồng cầu cũ hay hư hỏng và tạo ra các tế bào mới.
Khi đứa trẻ mới sinh ra từ trong bụng mẹ cần có sự thay đổi nhanh chóng để kịp thích nghi. Theo đó, cần phải có sự thay thế các tế bào hồng cầu bằng cách dùng nguồn cung cấp máu mới. Trong đó, các tế bào hồng cầu lại chứa protein mang oxy gọi là hemoglobin. Chúng được chuyển đổi thành bilirubin bên trong gan để phá vỡ các tế bào cũ hay đã qua sử dụng.
Nếu cơ thể hoạt động tốt thì gan lọc bilirubin ra từ máu và được thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên hoạt động chưa đủ nhanh để loại bỏ bilirubin và gây nên hiện tượng vàng da. Bên cạnh đó, bilirubin có thể được loại qua phân nhưng trẻ sơ sinh lại chưa đủ nhu động ruột để làm việc bài tiết.
Nguyên nhân gây vàng da của trẻ sơ sinh là do hoạt chất bilirubin dư thừa bị đào thải chậm
Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?
Khi bị hiện tượng vàng da tức là nồng độ bilirubin tăng cao. Chúng có thể gây tổn thương cho não bộ của con. Do đó, mẹ cần phát hiện sớm bệnh lý vàng da và có biện pháp điều trị kịp thời tránh để biến chứng gây tổn thương đến não của bé.
Bệnh vàng da có thể gây biến chứng làm tổn thương não bộ của trẻ
Trong đó, vàng da gồm có sinh lý và bệnh lý. Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị vàng da sinh lý và bé khỏe thì có thể điều trị tại nhà. Với vàng da bệnh lý thì nghiêm trọng hơn và kéo dài với các biểu hiện như:
- Mức độ vàng da rõ ràng và biểu hiện ở toàn thân
- Tốc độ vàng da tăng rất nhanh
- Vàng da còn kèm một số dấu hiệu bất thường như: chướng bụng, bú kém, nôn, nhịp thở nhanh, ngưng thở, thân nhiệt hạ, nhịp tim chậm, da tái xanh, sụt cân, ngủ lịm, li bì, co giật, hôn mê, gồng cứng người… Ngoài ra, vàng da bệnh lý còn có triệu chứng của bệnh lý như gan to, lách to…
Do đó, nếu trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý thì mẹ nên đưa con đi thăm khám ngay để được chấn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Thời gian vàng da ở trẻ sơ sinh thường là bao lâu?
Tùy vào mức độ vàng da mà mỗi bé sẽ có thời gian hết khác nhau. Nếu may mắn, con chỉ bị vàng da sinh lý thì sẽ tự hết nhanh chóng. Thời gian vàng da trên 1 tuần với trẻ đủ tháng và hơn 2 tuần khi trẻ sinh non. Vàng da sinh lý thường không gây nguy hiểm nên mẹ không cần quá lo lắng.
Ngược lại, bé bị vàng da bệnh lý thì thời gian bị bệnh sẽ kéo lâu hơn. Nhiều bé được hơn 3 tuần mẹ vẫn thấy con có biểu hiện vàng da. Nếu ở mức độ nhẹ thì nồng độ bilirubin chỉ trong khoảng dưới 12 mg% hoặc dưới 14 mg%. Mức độ tăng bilirubin cũng không quá nhanh, chỉ từ dưới 5 mg%.
Bé bị vàng da bệnh lý thì thời gian kéo dài hơn so với vàng da sinh lý
Thực tế, vàng da bệnh lý nghiêm trọng hơn vàng da sinh lý rất nhiều. Nếu mẹ không chăm sóc con đúng cách hay phương pháp điều trị kịp thời. Vàng da bệnh lý có thể chuyển sang biến chứng bilirubin não cấp tính hay vàng đa nhân.
Bé 2 tháng tuổi vẫn bị vàng da có sao không?
Thực tế có nhiều bé 2 tháng tuổi vẫn bị vàng da khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy bé 2 tháng tuổi bị vàng da có sao không? Mẹ muốn biết rõ con 2 tháng tuổi mà vẫn bị vàng da có nguy hiểm không. Thì việc làm đầu tiên là xác định xem đó là vàng da bệnh lý hay sinh lý. Đặc biệt, dù là loại vàng da nào đều cần phải cho trẻ uống đủ nước.
Việc này dù không trị được bệnh lại có thể giúp chuyển hóa lượng bilirubin tích trong máu nhanh hơn. Bên cạnh đó, với trẻ 2 tháng thì mỗi loại bệnh vàng da có cách xử lý khác nhau.
Cách chăm sóc bé 2 tháng tuổi vẫn bị vàng da sinh lý
Mẹ nên cho con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo bé ngủ đủ giấc. Nếu con đang bú sữa thì mẹ cần cho con bú nhiều hơn. Bởi trong sữa mẹ có chứa rất nhiều chất có tác dụng đẩy hết bilirubin ra khỏi máu bé. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của bé được tăng cường. Bé sẽ có đủ sức khỏe để làm giảm nhanh bệnh vàng da.
Mẹ cũng nên dành thời gian tắm nắng cho bé mỗi ngày. Mẹ có thể ngồi gần cửa sổ vào khoảng thời gian 7 đến 9 giờ. Nếu mẹ cho con tắm sau 9 giờ sáng thì sao? Ánh nắng đã mạnh và có thể gây hại cho làn da, sức khỏe của trẻ.
Mẹ tắm nắng cho con từ khoảng 7-9 giờ sáng là cách chữa bệnh vàng da sinh lý hiệu quả
Bé 2 tháng tuổi vẫn bị vàng da bệnh lý, mẹ phải làm sao?
Bé bị vàng da sinh lý thì cần ngay đến sự hỗ trợ của bác sĩ khoa sản. Chất bilirubin không được giải thoát và chạy lên có thể gây nên bệnh bại não. Phần thần kinh bị nhiễm, thậm chí trẻ sẽ bị tử vong. Do đó, ngay khi mẹ nghi ngờ con 2 tháng tuổi vẫn bị vàng da thì cần phải thăm khám ngay để biết chính xác vàng da bệnh lý hay sinh lý. Từ đó, bác sĩ sẽ có nhưng hướng điều trị tốt nhất đảm bảo sức khỏe cho con.
Vậy mẹ đã biết mình phải làm gì khi bé 2 tháng tuổi vẫn bị vàng da rồi đúng không nào. Dù là vàng da sinh lý hay bệnh lý thì đều cần được chữa trị kịp thời để tránh biến chứng tổn thương não.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!