Bầu dạ trên là gì và những lưu ý quan trọng chị em cần phải nhớ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bầu dạ trên không ảnh hưởng gì đến việc mẹ sinh dễ hay khó hay tác động bất lợi tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Hơn thế nữa, mẹ bầu dạ trên còn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, đi đứng dễ dàng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu dạ trên có nguy hiểm không? Và thực tế thì việc bầu dạ trên hết sức bình thường. Đơn thuần chỉ là dấu hiệu phản ánh cơ bụng của thai phụ và vị trí nằm của thai nhi trong tử cung. Theo các bác sĩ cho biết, tùy thuộc vào cơ địa của từng người cũng như vị trí của thai nhi ở trong tử cung mà chúng ta sẽ mang bâù dạ trên hay dạ dưới.

  • Bầu dạ trên là gì
  • Bí quyết để mẹ khỏe con khỏe khi bầu dạ trên
  • Bầu dạ trên và những dấu hiệu cần đi khám bác sĩ gấp

Bầu dạ trên là gì

Bầu dạ trên hay còn gọi là chửa bụng trên, mang thai bụng trên... là tình trạng mà phần bụng bầu nằm vị trí cao hơn. Ngược lại so với bầu dạ dưới sẽ to và hơi chèn ngang ở phần dưới bụng.

Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết bầu dạ trên có nguy hiểm không? Và thực tế thì việc bầu dạ trên hết sức bình thường. Đơn thuần chỉ là dấu hiệu phản ánh cơ bụng của thai phụ và vị trí nằm của thai nhi trong tử cung.

Đây hoàn toàn không phải là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe. Theo các bác sĩ cho biết, tùy thuộc vào cơ địa của từng người cũng như vị trí của thai nhi ở trong tử cung mà chúng ta sẽ mang bâù dạ trên hay dạ dưới.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bầu dạ trên không ảnh hưởng gì đến việc mẹ sinh dễ hay khó hay tác động bất lợi tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Hơn thếnữa, mẹ bầu dạ trên còn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, đi đứng dễ dàng hơn. Do đó, chúng ta không nên quá lo lắng. Mẹ hãy giữ tinh thần thật thoải mái để bé yêu của mình được phát triển tốt nhất trong suốt thai kỳ.

Bầu dạ trên là gì? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5 mẹo giúp sớm chuyển dạ mẹ bầu cần ghi nhớ

Bí quyết để mẹ khỏe con khỏe khi bầu dạ trên

Mang bầu dạ trên hãy chú ý và áp dụng những bí quyết sau nhé, chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho thai kỳ, cũng như đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Với việc bổ sung đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa và ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, chế biến sẵn và một số thực phẩm không tốt cho thai kỳ như: rau sam, ngải cứu, rau ngót, rau đắng, dứa, nhãn, đào...

Nếu đang sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, ma túy... phải ngưng ngay lập tức. Bởi chúng luôn mang lại nguy hiểm khôn lường cho thai nhi.

Khi bầu dạ trên, mẹ bầu không cần quá lo lắng

Mẹ cần thư giãn, thoải mái tinh thần, suy nghĩ tích cực và lạc quan. Tránh căng thẳng, buồn phiền, lo âu, stress kéo dài trong thai kỳ, điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ bầu và lẫn quá trình phát triển của thai nhi.

Bí quyết để mẹ khỏe con khỏe khi bầu dạ trên (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Luyện tập với bài thể dục đơn giản

Dù bầu dạ bụng trên hay bụng dưới, chúng ta đều cần xây dựng cho mình một chế độ luyện tập thể dục hợp lý và áp dụng đúng cách, thường xuyên, nhằm giúp tăng cường sức khỏe, lại tốt cho tinh thần, dễ dàng hơn khi sinh con sau này. Những bài tập thể dục đơn giản và nhẹ nhàng mà bác sĩ khuyến khích như: đi bộ, yoga, thiền...

Chuyên viên Thiền Yoga trị liệu Chu Thị Nhã - Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết “Các bài tập yoga nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Mẹ nên dành 30 phút luyện tập yoga, nếu không có thời gian mẹ có thể tập 3 lần/1 tuần. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý dành 5 phút đầu để luyện thở và 5 phút để khởi động. Sau đó là các động tác yoga trong 20 phút. Một phần thiết yếu chính là 10 phút trò chuyện cùng thai nhi để tăng sự kết nối. Cuối cùng là thư giãn 5 phút”.

Tư thếngủ tốt nhất là nằm nghiêng sang trái

Nhiều nghiên cứu cho biết, nằm ngửa hoặc nghiêng phải có thể cản trở lượng máu truyền cho thai nhi. Điều này, khiến em bé khó chịu, ảnh hưởng tới sự phát triển.

Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi. Đồng thời, sàng lọc dị tật bẩm sinh và bổ sung vitamin, sắt, khoáng chất... theo chỉ định bác sĩ.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu dạ dưới là gì và những điều có thể mẹ chưa biết về chửa bụng dưới

Bầu dạ trên và những dấu hiệu cần đi khám bác sĩ gấp

Trong suốt quá trình thai kỳ, nếu gặp một trong sốcác trường hợp sau. Mẹ chửa bụng trên nên đi tới cơ sở y tếhoặc bệnh viện chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt. Từ đó tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết.

Những triệu chứng cần phải đi gặp bác sĩ gấp

- Xuất huyết âm đạo là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm, thường diễn ra ở tam cá nguyệt đầu tiên. Chúng ta cần gặp bác sĩ ngay lập tức khi thấy máu đỏ tươi, vón cục đông, máu bầm, dịch nấu... Đặc biệt có kèm chứng chuột rút và cơn đau dữ dội từ tử cung nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Rất nhiều chị em sẽ cảm thấy buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi khi mang thai bụng trên. Tuy nhiên, nếu bị mệt đến nỗi bị ngất đi, mặt mày tái nhợt, khó thở, nôn quá nhiều, suy nhược cơ thể... thì đừng lơ là, mà hãy đến bệnh viện và kiểm tra, thăm khám.

Bầu dạ trên và những dấu hiệu cần đi khám bác sĩ gấp (Nguồn ảnh: istockphoto)

- Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và sức khỏe khi mẹ bầu dạ trên. Thai phụ cũng có thể bị sốt cao trong thời gian dài, dù uống thuốc hạ sốt cũng không giảm. Lúc này, gia đình cần đưa thai phụ đến bệnh viện cấp cứu và điều trị kịp thời.

- Trường hợp mẹ chửa bụng trên sức khỏe yếu, tiền sử sinh non... thì hãy báo trước với bác sĩ. Họ sẽ đưa ra chỉ định, hướng dẫn chăm sóc phù hợp.

Trên đây là những thông tin về việc bầu dạ trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Xin chúc có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Một số bài tập yoga cho bà bầu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen