Bầu 9 tháng có được ăn rau ngót không? Ở giai đoạn này mẹ có thể ăn rau ngót với lượng vừa phải, vì lúc này thai đã lớn, phát triển ổn định và những chất trong rau ngót không thể gây cản trở sự phát triển của bé.
- Giá trị dinh dưỡng của rau ngót
- Bầu 9 tháng có được ăn rau ngót không?
- Bầu tháng thứ 9 ăn bao nhiêu rau ngót là đủ? Những lưu ý khi ăn rau ngót dành cho mẹ
- Những loại rau tốt dành cho mẹ bầu tháng cuối
Giá trị dinh dưỡng của rau ngót
Theo một số nghiên cứu trong 100 gam rau ngót sẽ chứa các hàm lượng dinh dưỡng sau:
- 5.3 gam đạm
- 3.4 gam tinh bột
- 169 mg canxi
- 2.7 mg sắt
- 64.5 gam phốt pho
- 185 mg vitamin C
- 2.2 gam vitamin PP
- 100 mcg vitamin B1
- 400 mcg vitamin B2
Ngoài ra, trong thành phần dinh dưỡng protetin của rau cũng chứa khá nhiều acid amin khác như: – 3.1 gam lysin – 2.5 gam methionin – 1 gamtrytophane – 4.7 gam penylalanin – 6.5 gam threonin – 3.3 gam valine – 4.6 gam lecine – 3.3 gam isoleucine Những acid amin này được xem là những thành phần cực kỳ quan trọng và cần thiết cho cơ thể của con người. Chính vì thành phần đa dạng và hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên rau ngót luôn được xem là món ăn rất tốt cho người già và trẻ nhỏ. Vậy còn khi bà bầu ăn rau ngót thì sẽ như thế nào?
Rau ngót có tính hàn, bổ huyết rất tốt cho sức khỏe (Ảnh: istockphoto)
Theo Đông y, lá rau ngót tính mát lạnh, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc còn lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.
Rau ngót có chứa một lượng papaverin – là chất gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, Do đó thường được dùng chữa sót nhau thai, đặc biệt là đối với mẹ mới sinh con, phụ nữ nạo phá thai, vì nguyên nhân nào đó mà nhau thai còn sót lại trong tử cung và gây nên nhiễm trùng.
Mẹ có thể quan tâm:
Bà bầu ăn canh rau ngót được không? Có gây sảy thai hay không?
Bầu 9 tháng có được ăn rau ngót không??
Dựa trên các thông tin về giá trị dinh dưỡng mang tính khoa học của rau ngót như trên, có thể nói đây là loại rau mà các mẹ bầu nên ăn đúng cách để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Với mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu, tốt nhất bạn cần kiêng hẳn rau ngót. Bởi theo khuyến cáo của chuyên gia, phụ nữ khi mang thai không được sử dụng chất Papaverin. Vì chất này có thể làm gia tăng nguy cơ co bóp tử cung dẫn tới dọa sảy thai hoặc sảy thai vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong rau ngót lại có chứa chất này không tốt cho phụ nữ mang thai, thậm chí còn gây nguy hiểm.
Với phụ nữ mang thai tháng cuối, mẹ vẫn có thể ăn rau ngót, vì lúc này thai đã lớn, phát triển ổn định và những chất trong rau ngót không thể gây cản trở sự phát triển của bé.
Bầu tháng thứ 9 ăn bao nhiêu rau ngót là đủ?
Vậy là mẹ đã biết bà bầu 9 tháng có được ăn rau ngót không. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1 lần/tuần là đủ và nên ăn theo hướng dẫn sau:
- Những mẹ bầu có tiền sử sinh non, sẩy thai hoặc sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì nên hạn chế ăn rau ngót để giảm thiểu những nguy cơ xấu có thể xảy ra với mẹ và bé.
- Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tránh ăn rau ngót tươi, thay vào đó nên luộc hoặc nấu canh.
- Ths.BS Doãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm cho biết “Mẹ bầu cần lưu ý chọn mua rau ở nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo rau không nhiễm thuốc kích thích hoặc thuốc trừ sâu. Rau ngót tươi thường có lá mỏng, lá đều nhau và có vài vết đục do sâu gây ra. Nên nhớ những lá non và không có vết sâu ăn là những bó rau đã được phun thuốc. Khi chế biến, mẹ nên rửa sạch rau dưới vòi nước, sau đó ngâm nước muôi khoảng 15-20 phút để loại bỏ những chất độc hại”.
Mẹ bầu nên rửa sạch và nhặt thật kỹ lá rau ngót trước khi sử dụng nhé (Ảnh: istockphoto)
Mẹ có thể quan tâm:
Bà bầu có nên ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu?
Những loại rau tốt dành cho mẹ bầu tháng cuối
Trong thời gian mang thai, ngoài các chất protein, axitfolic, canxi,…có trong thịt, cá, trứng, sữa,…thì nguồn rau xanh vô cùng cần thiết, quan trọng mà mẹ bầu cần dung nạp trong thời gian thai kỳ. Thay vì ăn rau ngót, mẹ có thể tham khảo lựa chọn một số loại rau xanh sau đây rất tốt:
- Súp lơ xanh: là loại rau lành tính, tốt cho phụ nữ mang thai. Trong súp lơ xanh có chứa nhiều magie, axitfolic, photpho, vitamin K, A,…giúp ngăn chặn chứng táo bón, loãng xương, thiếu máu,…mẹ nên bổ sung 1 tuần 2-3 lần.
- Rau cải thìa: trong rau này có chứa hàm lượng sắt rất cao, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu, là loại rau kháng viêm rất tốt mà mẹ nên dung nạp trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Rau chân vịt: loại rau này được ví như thực phẩm vàng của mẹ bầu cung cấp lượng lớn các loại vitamin A, C, E, K, chất xơ, sắt,…có tác dụng tăng cường hoạt động ổn định cho hệ tiêu hóa, duy trì và kiểm soát tốt cân nặng, hỗ trợ phát triển tốt não bộ cho bé…
- Rau bắp cải: là nguồn cung cấp các loại vitamin A,E,K, Magie, kẽm tốt cho sự phát triển của thai nhi.
- Bí đỏ: rất tốt cho sự thúc đẩy phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi, tăng cường sự phát triển trí não, công dụng phòng tránh cao huyết áp, phù chân ở mẹ bầu tháng cuối mang thai,…
Một chế độ ăn uống đa dạng trong thai kỳ, nghỉ ngơi đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh cho đến ngày chào đời!
Nguồn tham khảo: Cách phân biệt rau ngót sạch – Viện Dinh dưỡng Lâm sàng.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!