Bầu 2 tháng nên ăn gì để bớt ốm nghén, giúp thai nhi phát triển tốt?

Bước sang tháng thứ 2, một số mẹ bầu vẫn còn bị ốm nghén, thậm chí triệu chứng này trở nên nặng nề và gây mệt mỏi cho thai phụ. Vậy bầu 2 tháng nên ăn gì để cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, giúp mẹ và con đều khỏe mạnh? Hãy đọc bài viết của chúng tôi dưới đây nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 2 tháng nên ăn gì là thắc mắc của nhiều phụ nữ mang thai. Một số thực phẩm có lợi mà mẹ cần bổ sung trong chế độ ăn uống như: sữa, trứng, phô mai, ngũ cốc,... để cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển bình thường.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Bầu 2 tháng nên ăn gì?
  • Những thực phẩm mẹ bầu 2 tháng không nên ăn

Bầu 2 tháng nên ăn gì?

Bước sang tháng thứ 2, một số mẹ bầu vẫn còn bị ốm nghén, thậm chí triệu chứng này trở nên nặng nề và gây mệt mỏi cho thai phụ. Dù vậy, các mẹ nên cố gắng ăn uống điều độ và bổ sung đủ các chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Một chế độ ăn uống tốt không thể thiếu những nhóm chất cơ bản như chất đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất,... Dưới đây là một số thực phẩm chứa các chất cần thiết mà mẹ có thể tham khảo:

Bạn có thể chưa biết:

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để tránh động thai nguy hiểm?

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì để thai nhi phát triển tốt?

  • Chất sắt: Sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu, một loại tế bào có nhiệm vụ mang oxy nuôi cơ thể. Việc bổ sung đủ sắt không chỉ cung cấp oxy cho cả mẹ lẫn con mà còn hạn chế các triệu chứng ốm nghén và mệt mỏi trong thai kỳ. Một số thực phẩm cung cấp sắt mà mẹ có thể tham khảo là: hải sản, thịt, cá, các loại rau xanh lá đậm, trái cây và hạt ngũ cốc. Ngoài ra, bạn nên ăn thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như: dâu tây, cam, quýt, bưởi để tăng khả năng hấp thu chất sắt trong cơ thể. Trung bình mỗi ngày bà bầu cần 27 mg sắt.
  • Acid folic: là một chất quan trọng mà bạn cần bổ sung trong thai kỳ. Acid folic giúp dự phòng và hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở thai nhi. Các loại thực phẩm chứa acid folic mà bạn cần bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày như: ngũ cốc, các loại hạt, đậu, rau xanh,... Tuy nhiên, khả năng cơ thể hấp thụ hoàn toàn acid folic từ thực phẩm là điều không thể đảm bảo. Do đó, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm các viên uống chứa acid folic theo khuyến cáo. Hàm lượng acid folic mà mẹ bầu cần mỗi ngày trung bình từ 400 đến 800 micro gram.

Bổ sung acid folic giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Canxi: Mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ canxi để hình thành và phát triển hệ xương răng của thai nhi. Thêm vào đó, canxi có thể hỗ trợ các hoạt động xương khớp của mẹ và giúp bà bầu thích nghi với những thay đổi do thai kỳ gây ra. Nguồn canxi dồi dào có thể đến từ các thực phẩm như: trứng, phô mai, sữa chua, ngũ cốc, cá có xương,... Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 1 g canxi từ khẩu phần ăn và các viên uống hỗ trợ.
  • Vitamin D: Bên cạnh canxi, vitamin D là cũng là chất giúp hệ xương và răng của bé phát triển. Ngoài vitamin D được hấp thu từ ánh nắng mặt trời, mẹ có thể bổ sung từ các thực phẩm như: dầu cá, phô mai, sữa, ngũ cốc,... Hàm lượng vitamin D mà thai phụ cần cung cấp mỗi ngày là 600 UI vitamin D.
  • Chất đạm (protein): Việc bổ sung chất đạm đầy đủ là nền tảng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, cũng như hỗ trợ kích thước tử cung và tuyến vú tăng lên. Một số thực phẩm chứa nhiều protein mà mẹ cần bổ sung là: sữa, các loại đậu, cá, trứng,... Mỗi ngày, lượng protein mà thai phụ cần đạt là 1,52 g tương ứng với 1 kg của mẹ.
  • Chất béo: thường bị hiểu nhầm là loại chất có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, chất này đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Chất béo có nguồn gốc từ thực vật, không bão hòa là những loại chất có lợi cho mẹ bầu. Thêm vào đó, các loại acid béo như omega-3 và omega-6 giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi, giảm khả năng sinh non và trầm cảm sau sinh ở mẹ.
  • Chất xơ: Do sự gia tăng kích thước của tử cung và sự thay đổi của hệ tiêu hóa nên nhiều mẹ bầu bị táo bón trong thai kỳ. Vì vậy, thai phụ cần bổ sung nhiều chất xơ từ các loại trái cây và rau củ để phòng ngừa tình trạng táo bón.

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ hạn chế tình trạng táo bón thai kỳ

Bạn có thể chưa biết:

Có thai không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để an toàn cho thai nhi?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Cần lưu ý những gì?

Bầu 2 tháng không nên ăn gì?

Việc bổ sung nhiều lọai thực phẩm là điều cần thiết trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh dùng một số loại thực phẩm như:

  • Thịt cá tái sống: Thai phụ không nên ăn các món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm tái sống như: gỏi cá sống, thịt bò tái, sushi,... vì chúng tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
  • Nội tạng động vật: Tuy gan động vật chứa nhiều sắt và protein nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu. Thêm vào đó, lòng bò, lòng lợn không được chế biến sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Đồ uống có cồn như: bia, rượu,... làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Sử dụng đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã trả lời được câu hỏi bầu 2 tháng nên ăn gì. Bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất, mẹ nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục nhẹ nhàng. Việc này không chỉ giúp mẹ có sức khỏe tốt mà thai nhi trong bụng phát triển bình thường.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Nguyen Le