X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bạo hành tâm lý – Khi những trận tranh cãi trở thành bạo lực tâm lý

Mất 6 phút để đọc
Bạo hành tâm lý – Khi những trận tranh cãi trở thành bạo lực tâm lý

Có thể bạn chưa biết, bạo hành tâm lý gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khủng khiếp hơn chấn thương thể xác. Làm thế nào để đối phó với tình trạng này?

Thế nào là bạo hành tâm lý?

Bạn tranh luận hay tranh cãi với người bạn đời của mình về bất cứ chủ đề nào (phân công việc nhà, chi tiêu trên thẻ tín dụng, chồng bạn dùng điện thoại quá nhiều hay cái điều khiển ti vi tự nhiên không thấy đâu). Cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng, đôi bên đều to tiếng, bắt đầu giận dữ và muốn phát điên. Đôi khi sự việc sẽ nghiêm trọng đến mức 1 người bắt đầu chửi thề, gọi nhau bằng những từ ngữ chẳng mấy hay ho. Liệu đây có phải là bạo hành tâm lý?

bao-hanh-tam-ly

Chuyên gia cho rằng hầu hết các cặp đôi sẽ có cãi vã và đôi khi mất kiểm soát, nhưng bạo hành về tinh thần chỉ được gọi tên khi 1 người muốn kiểm soát toàn bộ mọi khía cạnh của cuộc sống người kia. Hành vi bạo hành về mặt tâm lý có thể biểu hiện khác nhau, nhưng đều có chung mục đích là đe dọa, cô lập hoặc thao túng người khác.

Bạo hành tâm lý không phải là hành vi bộc phát mà là hành động có mục đích nhằm giảm giá trị của người khác, làm họ cảm thấy thấp kém và bị coi thường. Dần dần theo thời gian, người bị bạo hành tâm lý bắt đầu tin rằng mình đáng bị gọi là “Con ngốc đần độn” hay “Thằng đàn ông ích kỷ”.

Những con số biết nói

Theo 1 báo cáo năm 2014 của Cục Thống kê Australia, nhìn chung phụ nữ có khả năng bị bạo hành về mặt tâm lý nhiều hơn đàn ông, cụ thể đã có 25% số phụ nữ và 14% số đàn ông được hỏi bị bạo hành về mặt tinh thần từ khi 15 tuổi, tức là đã có 2,1 triệu phụ nữ và 1,2 triệu đàn ông trải qua những trải nghiệm chẳng lấy gì làm thú vị này.

Bạo hành tâm lý – Khi những trận tranh cãi trở thành bạo lực tâm lý

Những người thừa nhận từng bị bạo hành về mặt tâm lý bởi người chồng/vợ hiện tại đều cho rằng người chồng/vợ của mình đã kiểm soát hay cố gắng kiểm soát việc họ đi đến đâu (34%), gặp gỡ ai (41%) hay đang ở đâu (25%). 1 tỉ lệ tương tự cả nữ giới (17%) lẫn nam giới (23%) cũng cho biết người còn lại đã không cho hoặc ngăn cản họ liên hệ với gia đình, người thân, bạn bè hay các mối quan hệ bên ngoài.

Tại Singapore, 1 báo cáo năm 2018 do Viện Sức khỏe Tâm thần công bố cho thấy cứ 7 người dân Singapore thì có 1 người từng bị rối loạn căng thẳng, rối loạn lo âu trong đời; đồng thời 1/16 người dân tại đây từng có biểu hiện rối loạn trầm cảm tại 1 vài thời điểm. Đây là những con số đáng báo động, tồi tệ hơn là đa phần những người trải qua tình trạng này đều không tìm đến trợ giúp của chuyên gia tâm lý.

Rất khó để xác định 1 cá nhân có bị bạo hành tâm lý hay không

Nhà tâm lý học Juli Fragain cho biết có rất nhiều trường hợp không hề hay biết mình là nạn nhân của bạo hành tâm lý cho đến khi gặp chuyên gia và được điều trị. Thường thì những người này hay tự bào chữa cho hành động của đối phương bằng những suy nghĩ đại loại như: “Anh ấy/cô ấy dạo này hơi căng thẳng vì công việc, chỉ cần chúng mình đi nghỉ thì mọi chuyện sẽ lại ổn thôi” hay “Anh ấy/cô ấy hơi khó kiềm chế cơn nóng giận hoặc mình biết anh ấy/cô ấy nói thế thôi chứ không có ý gì cả”.

Bạo hành tâm lý – Khi những trận tranh cãi trở thành bạo lực tâm lý

Khi câu chuyện đã đến mức người kia nói ra những câu như “Em/anh không nhạy cảm thế thì anh/em cũng không nổi điên lên đến mức đấy đâu” hay “Em/anh tự lôi chuyện này ra tranh cãi đấy nhé. Anh/em sẽ không xin lỗi đâu” và bạn cảm thấy bình thường thì có lẽ đã đến lúc xem xét lại mối quan hệ của cả 2 người. Đó là lúc bắt đầu nhìn nhận nghiêm túc về ảnh hưởng của những lời nói, hành động của người đó lên bản thân bạn. Những tác động tiêu cực về tâm lý cũng để lại hậu quả nghiêm trọng như bạo hành thể chất vậy.

Làm thế nào để giải quyết tình trạng này?

Khác với bạo hành thể chất, nạn nhân của bị tổn thương tâm lý thường khó nhận biết bởi nguyên nhân sâu xa không phải lúc nào cũng được tìm hiểu kỹ càng. Hình thức bạo hành về tinh thần này diễn ra âm thầm, lặng lẽ trong thời gian dài, làm nạn nhân bị khủng hoảng về tâm lý, dằn vặt và ngày càng tự ti, mặc cảm về bản thân. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

bao-hanh-tam-ly

Đối với những nạn nhân của bạo hành về mặt tinh thần, việc cho qua, chịu đựng hay nhẫn nhịn hoàn toàn không phải là phương án tối ưu để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng này. Bất kỳ ai cũng phải nhận thức được rằng bạo hành dù diễn ra dưới hình thức nào thì cũng đều là không thể chấp nhận được, và điều quan trọng là cần học cách yêu thương lấy chính bản thân.

Tiến sĩ Tô Thanh Phương – Trưởng khoa 4, Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I đưa ra lời khuyên cho các nạn nhân của nạn bạo hành tinh thần như sau: “Người bị bạo hành cần phải biết tìm đến các bác sĩ tâm lý, nhà tư vấn tâm lý ngay để có thể được tư vấn, hỗ trợ giải quyết các mâu thuẫn vướng mắc mà họ gặp phải trong cuộc sống”.

Chia sẻ cảm giác và trải nghiệm của bản thân là cách người bị bạo hành san sẻ bớt gánh nặng tâm lý, đồng thời nhận được lời khuyên từ chuyên gia tâm lý, bạn bè, người thân để có thể chấm dứt tình trạng này trong thời gian sớm nhất.

Theo theAsianparent Singapore

Xem thêm

  • BẠO HÀNH CẢM XÚC – vết sẹo không hiển thị nhưng sẽ còn mãi!
  • Bạo hành cảm xúc – bạn có biết hậu quả thế nào?
  • Làm gì để “khoác áo mới” cho cuộc hôn nhân đang trở nên tẻ nhạt?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Hẹn hò & Hôn nhân
  • /
  • Bạo hành tâm lý – Khi những trận tranh cãi trở thành bạo lực tâm lý
Chia sẻ:
  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Lưu ý khi bà bầu mang thai 7 tháng sinh hoạt vợ chồng

    Lưu ý khi bà bầu mang thai 7 tháng sinh hoạt vợ chồng

  • Cùng chị em giải mã những giấc mơ thấy chồng ngoại tình

    Cùng chị em giải mã những giấc mơ thấy chồng ngoại tình

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Lưu ý khi bà bầu mang thai 7 tháng sinh hoạt vợ chồng

    Lưu ý khi bà bầu mang thai 7 tháng sinh hoạt vợ chồng

  • Cùng chị em giải mã những giấc mơ thấy chồng ngoại tình

    Cùng chị em giải mã những giấc mơ thấy chồng ngoại tình

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it