Bạo hành lạnh là gì mà đang được bàn tán và nói về rất nhiều trong thời gian gần đây? Đặc biệt, tình trạng này xảy ra ở trẻ em như thế nào? Ba mẹ có đang vô tình gây ra “nỗi đau” này cho con mình?
Khái niệm về bạo hành lạnh
Bạo hành lạnh là bạo hành vô hình không để lại tổn thương trên da thịt, nhưng nó vẫn gây ra tổn thương mà mắt thường không thể nhìn thấy đối với người bị bạo hành. Có thể kể đến như bị ngó lơ, quát mắng hoặc bị một người mình quan tâm đe dọa, hay bị người ta thờ ơ khi mình cần giúp đỡ.
Có thể nói, không phải lúc nào “bạo hành” cũng liên quan đến tình trạng bị tổn thương thể xác. Nhưng hậu quả về tinh thần mà “bạo hành lạnh” gây ra cũng nguy hiểm không kém.
Nâng cao nhận thức tình trạng “bạo hành lạnh” qua bộ phim hoạt hình đoạt giải quốc tế
Là đề án tốt nghiệp của một sinh viên trường nghệ thuật Supinfocom Rubika – Pháp, bộ phim hoạt hình nói về một cậu bé 8 tuổi đã rất vui vì mình có vết sẹo màu trắng giống như bông tuyết trên mặt. Đoạn phim ngắn nhận được nhiều giải thưởng quốc tế vì giúp nhìn nhận và nâng cao về tổn thương tinh thần mà “bạo hành lạnh” gây nên. Trích đoạn như sau:
Một cậu bé 8 tuổi thấy nhiều bạn của mình có vết bầm trên tai, một số bị rách da mắt, hoặc có những vết bầm ở trán phải lấy tóc che đi. Vì có chung vết sẹo trên mặt, những đứa trẻ này đã tập trung lại và lập thành một nhóm. Chỉ khác là các bạn có vết sẹo màu đỏ, còn cậu lại có vết sẹo màu trắng như những bông tuyết.
Cậu bé cũng là người duy nhất trong nhóm không biết nguồn gốc vết sẹo trên mặt mình, nên cậu luôn thấy nó đẹp. Cho đến một ngày, cậu về nhà hỏi mẹ. “Mẹ ơi, tại sao mặt con lại có sẹo trắng”.
Người mẹ nghe thấy nhưng vẫn tảng lờ, tiếp tục tăng âm lượng của tivi. “Có phải lỗi do con nên mới có vết sẹo này không? Sẹo của con xấu không hả mẹ?”, cậu bé tiếp tục hỏi nhưng người mẹ vẫn lờ đi và đẩy cậu ra xa.
Cậu bé ngã gục xuống đất, vết sẹo biến thành những đốm sáng quay quanh rồi nhấn chìm cậu bé. Và cậu bé 8 tuổi ngây thơ nghĩ rằng vết sẹo trên mặt tuyệt đẹp và muốn cho mẹ xem. Nhưng cậu không biết rằng vết sẹo đó là do chính mẹ mình ban tặng.
Ý kiến của bác sĩ Marie-France Hirigoyan trong cuốn sách “Bạo hành lạnh”
Trong cuốn sách “Bạo hành lạnh”, bác sỹ y khoa cũng là nhà tâm thần học người Pháp Marie-France Hirigoyan đã sử dụng từ “lạm dụng tinh thần” để mô tả hành vi này. Bác sĩ nhấn mạnh rằng việc sử dụng bạo lực lạnh để giáo dục trẻ em thể hiện sự bất tài của cha mẹ.
“Cha mẹ đánh vào điểm yếu của con cái nhằm che đi khuyết điểm lớn nhất của chính mình. Họ đã đè bẹp ý chí và tinh thần phê phán của trẻ, để đứa trẻ không thể phán xét hành động của mình”, Marie-France Hirigoyan nói.
Bác sĩ Marie France Higoyen
Vị bác sĩ chia sẻ thêm: “Sự tàn khốc của bạo hành lạnh là nó giết chết con người một cách vô hình. Không có máu trên bề mặt nhưng nó hoàn toàn có thể phá vỡ trái tim của một người và khiến họ rơi vào tuyệt vọng và cô đơn tuyệt đối”.
Trừng phạt đứa trẻ bằng bạo lực lạnh chỉ để đạt được sự vâng lời ngắn hạn “Mẹ ơi con đã sai, con không dám”. Chiến thắng nhất thời của cha mẹ đổi lấy một đứa trẻ ngoan ngoãn tạm thời, nhưng kèm theo đó là sự tuyệt vọng, oán giận của những tâm hồn còn non nớt.
Hậu quả những đứa trẻ phải chịu đựng bạo lực lạnh trong thời thơ ấu là chúng sẽ sao chép lại đúng tinh thần đó khi ứng xử xã hội lúc trưởng thành.
Hiện tượng “lo lắng hiện sinh” từ xã hội xưa cho đến hiện đại
“Lo lắng hiện sinh” là một thuật ngữ trong tâm lý. Thuật ngữ này dùng để chỉ hiện trạng bất kể trẻ em nói hay làm gì, cha mẹ đều thờ ơ và chiếu lệ. Theo thời gian, đứa trẻ sẽ cảm thấy mình không tồn tại và không được yêu thương. Mặc dù cha mẹ có mặt trong cuộc sống nhưng họ không hề giao tiếp bằng mắt hoặc tương tác cảm xúc với trẻ.
Trong chương trình truyền hình nổi tiếng “Thiếu niên nói”, một số học sinh đã kể câu chuyện của mình như sau:
- “Khi con muốn nói chuyện, bố mẹ đang ở đâu? Bố mẹ đang ở trong phòng và dán mắt vào chiếc điện thoại của mình”.
- “Con nghĩ điện thoại di động mới là con của bố mẹ. Mỗi khi ngước nhìn con, chỉ được vài giây, thời gian còn lại bố mẹ dành cho chiếc điện thoại của mình”.
- “Bố có nhớ trong một tháng bố gặp con bao nhiêu lần không? Rốt cuộc sự cố gắng học tốt để nhận điểm cao của con, bố cũng không hề biết”.
Trịnh Đức Phấn, một nữ nhà văn nổi tiếng Trung Quốc khi nghe được câu chuyện trong chương trình đã nói rằng: “Nhiều người có một lỗ đen trong thời thơ ấu của mình do thiếu tình yêu và sự quan tâm. Không được cha mẹ nhìn thấy hay phản hồi, vết thương lạnh này sẽ từ từ xâm nhập vào tủy xương”.
Bác sĩ Marie-France Hrigoyan – tác giả quyển sách “Bạo lực lạnh” cũng có chia sẻ: “Bạo hành lạnh giống như một bức tường lạnh lẽo ngăn cách mối quan hệ cha mẹ và con cái. Họ giống như người xa lạ quen thuộc nhất”.
Tạm kết
Tuy không làm tổn hại đến thể xác của con, nhưng những tổn thương tinh thần đến từ thói quen hay phương pháp giáo dục sai lầm này của cha mẹ đối với con cái là không thể chối cãi. Do đó, hãy nuôi dây con đúng, phù hợp để chúng phát triển tốt về cả thể chất lẫn tinh thần phụ huynh nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!