Năm học 2020 – 2021, chương trình giáo dục lớp 1 đã đưa bộ sách giáo khoa hoàn toàn mới về nội dung và hình thức vào giảng dạy, nhất là cách đánh vần ở môn Tiếng Việt so với chương trình Giáo dục Công nghệ đã được áp dụng ở các năm học trước. Nếu không tìm hiểu thêm về những kỹ năng đọc, viết cơ bản, các bậc phụ huynh sẽ gặp đôi chút bỡ ngỡ khi hỗ trợ các bé trong thời gian học ở nhà. Vì vậy, bảng vần cho bé lớp 1 là tài liệu cực kỳ hữu ích mà bố mẹ nên tham khảo để giúp bé làm quen với âm vần, chữ cái, tạo bước khởi đầu thuận lợi khi con bắt đầu phát triển ngôn ngữ bằng Tiếng Việt.
Vần là gì? Phân biệt các loại vần
Vần là phần chủ yếu để tạo nên âm của từ trong Tiếng Việt, không kể phụ âm đầu. Khi cần sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt suy nghĩ hoặc đọc hiểu văn bản, người đọc, người nói phải biết đánh vần, phát âm. Vì vậy, âm, vần là yếu tố cấu thành nên chữ viết – 1 hệ thống đầy đủ các ký hiệu bao gồm các chữ cái, thanh dấu được ghép lại với nhau theo quy tắc riêng để ghi lại ngôn ngữ dưới dạng văn bản.
Trong những bài học đầu tiên, trước khi giới thiệu bảng vần cho bé lớp 1, các bé bao giờ cũng được làm quen với 29 chữ cái và giới thiệu về các loại vần trong Tiếng Việt. Dựa vào cấu tạo của vần, học sinh được giới thiệu 2 loại vần cơ bản là:
Vần đơn giản
Là loại vần chỉ chứa 1 nguyên âm trong vần. Có 2 loại vần đơn giản:
Vần đơn giản hay vần nguyên âm (có dấu hay không có dấu)
Đặc điểm:
- Mỗi nguyên âm trừ â và ă (có dấu và không có dấu) là 1 vần: e, a, o, ê, ơ, ô, i/y, ư, u
- Tất cả những vần này tự nó có thể là từ có nghĩa mà không cần có phụ âm đứng đầu
Ví dụ: e dè; cái ô; ò, ó, o, o
Vần đơn giản gồm nguyên âm (có dấu hay không dấu) và phụ âm cuối hay còn gọi là vần ngược
- Phụ âm cuối có thể đi cùng với các nguyên âm đứng trước gồm: c, ch, m, n, ng, nh, p, t
- 1 số những vần đơn giản gồm nguyên âm và phụ âm cuối khi ghép lại đã thành từ có nghĩa mà không cần phụ âm đầu
Ví dụ: inh ỏi, anh ách, anh em, ăn ốc…
Vần phức tạp
Là vần có nhiều hơn 1 nguyên âm. Có 2 loại vần thuộc dạng này:
Vần hòa âm
- Vần hòa âm là dạng vần gồm 2 nguyên âm kết hợp với nhau tạo ra 1 âm mới. Âm mới này sẽ mang âm hưởng của 1 trong 2 nguyên âm.
Ví dụ: O + E = OE. Vần OE khi đọc lên sẽ mang âm hưởng của chữ E
I+ A = IA. Vần IA khi đọc sẽ có âm hưởng của chữ I
- Nếu vần có dấu thì dấu sẽ nằm phía trên nguyên âm đã tạo ra vần đó. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ viết của Tiếng Việt thường đặt dấu trên nguyên âm đứng giữa để tạo ra sự cân xứng cho từ.
Những vần hòa âm gồm: eo – ao – ai – oe – oi – êu – ơi – ôi – ia – iu – ưa – ưi – ưu – ua – uê – ui – uy
Vần hợp âm
- 2 nguyên âm hợp với nhau tạo thành 1 vần có âm mới hoàn toàn khác với các âm của chữ đã tạo ra nó như ay, ây, au, âu
Ví dụ: A + Y = AY. Vần AY khi đọc lên sẽ không có âm A hay âm Y
 + U = ÂU. Vần ÂU khi phát âm không còn âm hưởng cuả âm  hay U
- 2 nguyên âm kết hợp tạo ra vần có âm mới nhưng không đọc được mà cần phải kèm theo phía sau 1 phụ âm cuối hoặc 1 nguyên âm nữa thì mới có thể đọc được
Ví dụ: oă + m = oăm; uâ + n = uân; iê + n = iên…
Giới thiệu bảng vần lớp 1 và cách đọc
Nội dung của bảng vần cho bé lớp 1 bao gồm đầy đủ những thông tin về quy luật đánh vần từ những âm vị nhỏ nhất.
Bảng vần đơn giản gồm nguyên âm và phụ âm cuối, không có dấu
|
|
c |
ch |
m |
n |
ng |
nh |
p |
t |
i |
ic |
ich |
im |
in |
ing |
inh |
ip |
it |
y |
không tạo được vần khi kết hợp với phụ âm cuối |
ư |
ưc |
|
|
ưn |
ưng |
|
|
ưt |
u |
uc |
|
um |
un |
ung |
|
up |
ut |
ê |
|
êch |
êm |
ên |
|
ênh |
êp |
êt |
ơ |
|
|
ơm |
ơn |
|
|
ơp |
ơt |
â |
âc |
|
âm |
ân |
âng |
|
âp |
ât |
ô |
ôc |
|
ôm |
ôn |
ông |
|
ôp |
ôt |
e |
ec |
|
em |
eb |
eng |
|
ep |
et |
a |
ac |
ach |
am |
an |
ang |
anh |
ap |
at |
ă |
ăc |
|
ăm |
ăn |
ăng |
|
ăp |
ăt |
o |
oc |
|
om |
on |
ong |
|
op |
ot |
Bảng vần hợp âm gồm 2 nguyên âm kết hợp tạo ra vần mới nhưng không đọc được mà phải thêm vào phía sau 1 nguyên âm hay phụ âm cuối
|
|
i |
u |
c |
m |
n |
p |
t |
ng |
oă_ |
|
|
oăc |
oăm |
oăn |
|
oăt |
oăng |
uâ_ |
|
|
|
|
uân |
|
uât |
uâng |
iê_ |
|
iêu |
iêc |
iêm |
iên |
iêp |
iêt |
iêng |
yê_ |
|
yêu |
|
yêm |
yên |
|
|
|
uô_ |
uôi |
|
uôc |
uôm |
uôn |
|
uôt |
uông |
ươ_ |
ươi |
ươu |
ươc |
ươm |
ươn |
ươp |
ươt |
ương |
Bảng vần hòa âm và hợp âm không dấu
|
|
e |
a |
ă |
o |
ê |
ơ |
â |
ô |
i |
y |
ư |
u |
e |
|
|
|
eo |
|
|
|
|
|
|
|
|
a |
|
|
|
ao |
|
|
|
|
ia/ai |
ay |
ưa |
ua/au |
ă |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
o |
oe |
oa |
oă_ |
|
|
|
|
|
oi |
|
|
|
ê |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
êu |
ơ |
|
|
|
|
|
|
|
|
ơi |
|
|
|
â |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ây |
|
âu |
ô |
|
|
|
|
|
|
|
|
ôi |
|
|
|
Lưu ý: Nguyên âm ă đọc là á, nguyên âm ơ đọc là ớ
Những chú ý trong phát âm và đánh vần Tiếng Việt
Khi cho bé tập đọc theo bảng vần lớp 1, các phụ huynh có thể nhận thấy 1 tiếng thường có đủ 3 thành phần gồm: (âm đầu) – vần – thanh, trong đó vần – thanh bắt buộc phải có, còn có tiếng không có âm đầu. Khi bé biết đánh vần thì sẽ học ráp âm trong từ theo thứ tự của chữ viết rồi đọc nhanh (đọc trơn) để tạo nên tiếng của từ đó. Khi biết đọc, bé cũng sẽ học viết nên lúc này, giáo viên và bố mẹ cần lưu ý 1 số điểm quan trọng sau được gọi là luật chính tả:
Phân biệt /c/, /k/, /q/
Trong môn Tiếng Việt theo chương trình Giáo dục Công nghệ ở các năm học trước, 3 con chữ /c/, /k/, /q/ viết khác nhau nhưng đều phát âm là /cờ/. Vì vậy, khi nghe, viết học sinh phải dựa vào luật chính tả để phân biệt và viết đúng. Tuy nhiên trong chương trình giáo dục lớp 1 ở năm học 2020 – 2021, 3 con chữ này đã được thay đổi cách phát âm khác nhau và giữ nguyên luật chính tả khi ghép vần
- Chữ /c/ đọc là /cờ/ đi với các nguyên âm: a, o, u và các biến thể nguyên âm: ă, â, ô, ơ, ư
- Chữ /k/ đọc là /ca/ đi với các nguyên âm: e, i, y và biến thể nguyên âm: ê
- Phụ âm /q/ đọc là /quy/ và luôn đi cùng nguyên âm /u/ chứ không đứng riêng lẻ một mình
Chữ “g” và “gh” đọc là “gờ”
- Chữ /g/ đi với các nguyên âm: a, o, u và biến thể nguyên âm: ă, â, ô, ơ, ư.
- Chữ /gh/ đi với các nguyên âm: e, i và biến thể nguyên âm: ê.
Chữ “ng” và “ngh” đọc là “ngờ”
- Chữ /ng/ đi với các nguyên âm: a, o, u và các biến thể: ă, â, ô, ơ, ư.
- Chữ /ngh/ đi với các nguyên âm: e, i và biến thể: ê.
Phân biệt /d/, /gi/, /r/
Khác với cách phát âm 3 con chữ /d/, /gi/, /r/ trong chương trình trước, học sinh lớp 1 năm nay sẽ học cách đọc 3 chữ cái này 1 cách dễ phân biệt hơn
- Chữ /d/ đọc là /dờ/, phát âm nhẹ và dứt khoát
- Chữ /gi/ phát âm là /di/ và kéo dài giọng hơn. Nếu vần ghép bắt đầu bằng chữ /i/ thì sẽ lược bớt 1 chữ /i/ vì trùng với chữ cái của phụ âm đầu
Ví dụ: gi + iếng = giếng
- Phụ âm /r/ đọc là /dờ/ nhưng cong lưỡi và phát âm nặng hơn
Ngoài ra, nếu có con đang theo học bộ sách “Cánh diều” trong chương trình giáo dục tiểu học của lớp 1, phụ huynh có thể tham khảo thêm cách phát âm, tập đọc theo hướng dẫn của sách giáo khoa điện tử tại trang web cloudbook.vn
Tạm kết
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Muốn bé “đọc thông, viết thạo” thì bố mẹ hãy như những người bạn đồng hành để tạo tâm lý thoải mất nhất cho con khi bắt đầu làm quen với ngôn ngữ, áp dụng những phương pháp hỗ trợ thích hợp và hiệu quả. Bên cạnh việc hướng dẫn trẻ phân biệt được 29 chữ cái của Tiếng Việt, dựa vào bảng vần cho bé lớp 1 và cách ráp âm con sẽ dần nhận biết được các quy tắc trong ngôn ngữ nói và viết. Khi tự mình khám phá được sự thú vị và ý nghĩa trong những bài học vỡ lòng đầu tiên cũng là lúc bé thêm hiểu, thêm yêu tiếng mẹ đẻ của mình.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!