Sau khi kết hôn, quyết định có con là chuyện trọng đại của cả hai vợ chồng. Hãy tự hỏi bản thân rằng: Bạn đã sẵn sàng mang thai chưa. Cả hai vợ chồng nên ngồi lại, chuẩn bị giấy bút và gạch đầu dòng những việc cần làm.
Bạn nên đọc sách về mẹ và bé hoặc hỏi ý kiến chuyên gia. Các kiến thức đó có thể đến từ các cuộc trò chuyện với những người từng trải, gia đình, bạn bè. Bạn có thể chọn riêng bác sĩ, các chuyên gia hay kiến thức trên mạng xã hội, sách báo…
Chuẩn bị mang thai, bạn thường gặp nỗi lo về sức khỏe, chế độ ăn, thuốc men, tập thể dục. Bạn cần chuẩn bị gì trong quá trình sinh nở và trách nhiệm làm cha mẹ khi có con. Việc bạn đã sẵn sàng mang thai chưa phụ thuộc vào sự chuẩn bị về tinh thần và sức khỏe. Cùng tìm hiểu những điều sau và thực hiện ngay nhé.
Nên đến bác sĩ để tư vấn sức khỏe
Đi bác sĩ khám tiền sản
Bạn nên tìm đến bác sĩ để chuẩn bị sức khỏe khi mang thai. Bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh của bạn và gia đình. Bạn sẽ được kiểm tra các loại thuốc bạn đang dùng để không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Loại nào bác sĩ khuyên không được tiếp tục uống thì bạn phải ngưng ngay để chuẩn bị có thai.
Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên nên ăn gì trước khi mang thai. Tập thể dục như thế nào, cách chủng ngừa ra sao. Một số bệnh lý thường gặp cũng được bác sĩ khuyến cáo kiểm soát kỹ như tiểu đường, hen suyễn, huyết áp cao và xét nghiệm máu.
Bạn cũng sẽ được chỉ định khám các loại bệnh lây qua đường tình dục để an toàn cho thai nhi. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một bài kiểm tra di truyền để chắc chắn không ai trong hai vợ chồng mắc các bệnh lý nghiêm trọng về di truyền.
Không ăn thực phẩm có hại
Bạn đã sẵn sàng mang thai chưa. Nếu vẫn còn ăn vặt và các loại thức ăn độc hại thì hãy ngưng ngay. Hoàn toàn tránh xa những thực phẩm, thức uống không tốt và bắt đầu kiểm soát sức khỏe của mình ngay trước khi mang thai.
Những món ăn chiên xào hay quá nhiều dầu mỡ khiến bạn dễ mắc bệnh tim mạch, cũng nên hạn chế ăn. Thay vào đó hãy tăng cường trái cây và rau xanh để bổ sung vitamin. Khi mang thai, bạn nên ăn thực phẩm giàu canxi và sắt tốt cho mẹ và bé. Bạn cũng nên hạn chế đồ ngọt sẽ dễ tăng cân và làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tim mạch.
Ngừng sử dụng những chất độc hại
Thực phẩm mẹ chuẩn bị mang thai cần chủ động ngừng uống là caffeine. Khi bạn hấp thụ caffeine quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Bạn không nên dùng quá 200ml cà phê mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần tránh xa các môi trường độc hại, nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Ngoài ra, khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa như thuốc trừ sâu, thuốc tẩy, bạn cũng phải hết sức cẩn thận. Cần từ bỏ những thói quen có hại như rượu, bia, các thức uống có cồn, hút thuốc hoặc ma túy vì có thể gây sinh non và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Bạn nên bổ sung thuốc bổ theo toa bác sĩ
Bổ sung vitamin
Bác sĩ sẽ hỏi bạn đã sẵn sàng mang thai chưa, và kê toa vitamin cho bạn. Vitamin giúp tăng cường khả năng mang thai và sức khỏe thai nhi. Trong các loại vitamin được khuyến khích thì axit folic là quan trọng nhất.
Axit folic cần được bổ sung ngay sau khi bạn dừng các biện pháp tránh thai để chuẩn bị mang bầu. Một người có sức khỏe bình thường cần khoảng 400mc axit folic mỗi ngày cho đến tuần thứ 12 của thai kì. Bổ sung đầy đủ vitamin giúp thai nhi phát triển tốt về trí não.
Đã đến lúc giảm cân
Quá thừa cân hoặc quá thiếu cân cũng có thể làm giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai. Bạn cần theo dõi các chỉ số khi chuẩn bị mang thai như sau: Chỉ số cơ thể BMI từ 30 trở lên. Bạn hãy giảm cân và ăn uống hợp lý.
Nếu chỉ số BMI của bạn dưới 18,5, bạn rất dễ gặp rắc rối về chu kỳ kinh nguyệt hoặc không rụng trứng trong chu kì kinh. Chỉ số BMI được coi là khỏe mạnh nằm từ 19 đến 25. Hãy thử tính chỉ số của bạn bằng công thức: Cân nặng tính theo kg chia cho bình phương chiều cao tính theo mét
Tập thể dục để điều chỉnh cân nặng của bạn
Chuẩn bị chi phí cho gia đình
Ngoài chi phí cho sinh nở, bạn phải dự trù khoản dư để sắm sửa những món vật dụng cho bé yêu? Hãy cân đối lại chi tiêu trong gia đình để sẵn sàng cho việc có con. Hai vợ chồng nên tham khảo các bệnh viện phụ sản. các dịch vụ cho mẹ và bé cũng rất cần thiết. Hãy làm một buổi đi dạo để tìm hiểu các món đồ dùng, sữa, tả. Hai vợ chồng nên cùng làm checklist những món cần mua.
Hãy luôn đặt câu hỏi bạn đã sẵn sàng mang thai chưa để thay đổi thói quen mỗi ngày. Ngoài việc thay đổi thói quen và cách ăn uống, bạn nên thay đổi tâm lý để thoải mái hơn. Hãy nghe nhạc, nghỉ ngơi, đi ngủ sớm để dễ thụ thai. Bạn nên tránh làm việc căng thẳng và nóng giận. Đừng nên tạo áp lực khi mang thai để quan hệ vợ chồng thoải mái hơn nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!