X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Luật chết nhân đạo cho trẻ chịu “đau đớn liên tục và tột cùng về thể chất và tinh thần mà không thể chữa"

Mất 7 phút để đọc
Luật chết nhân đạo cho trẻ chịu “đau đớn liên tục và tột cùng về thể chất và tinh thần mà không thể chữa"

Bỉ là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa việc cho phép trẻ em tự chọn cái chết nếu bị bệnh nặng/không chữa được. Như dự đoán, rất nhiều người phản đối kịch liệt ý tưởng này, và cũng có không ít người ủng hộ nó.

Chết nhân đạo cho trẻ – Bỉ là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa việc cho phép trẻ em tự chọn cái chết nếu bị bệnh nặng/không chữa được.

Cái chết nhân đạo cho trẻ

chet-nhan-dao-cho-tre

Đối với cha mẹ, sự sống của con cái là một điều thiêng liêng, vô giá. Chúng ta bảo vệ con bằng mọi cách từ các nguy hiểm rình rập xung quanh, và sẵn sàng đổi mạng sống của chính mình để đổi lại sự an toàn cho các con.

Mặc dù vậy, có những khi cuộc sống trở nên tàn bạo vô thường. Con chúng ta có thể phải đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo. Đôi khi, các con đủ may mắn để chống chọi và vượt qua bệnh tật. Nhưng đôi khi, các con kiệt sức trong trận chiến đã phân trước thắng thua.

Đối mặt với trường hợp như trên, nếu cha mẹ của đứa trẻ được hỏi, “Ông bà có cho con quyền chọn cái chết?”, họ sẽ trả lời như thế nào? Bạn có chấp nhận cho một đứa trẻ quyền hạn khủng khiếp như thế?

Ở Bỉ, an tử đã được hợp pháp hóa khoảng 3 năm về trước, với đứa trẻ đầu tiên ra đi với sự lựa chọn của chính mình vào năm ngoái.

An tử đã hợp pháp từ năm 2002 cho các cá nhân trên 18 tuổi ở Bỉ, và họ không cần phải bị bệnh hiểm nghèo mãn tính để được yêu cầu cái chết. Nếu một cá nhân yêu cầu an tử, các bác sĩ sẽ tiêm cho họ liều thuốc an thần mạnh trước khi tiêm một liều khác để ngưng tim.

Nhưng với luật mới bao gồm cả trẻ em, một loạt vấn đề khác được đặt ra.

Ở những nơi nào khác trên thế giới, an tử tự chọn là hợp pháp?

Chết nhân đạo cho trẻ – An tử bất hợp pháp ở hầu hết các nước, ngoại trừ:

chet-nhan-dao-cho-tre

  • Hà Lan– ở đây, an tử là hợp pháp trong một số trường hợp nhất định, và với đối tượng hơn 12 tuổi dưới sự đồng ý của phụ huynh. Trẻ em sơ sinh cũng có thể an tử, và các bác sĩ theo qui trình này sẽ không bị xử phạt.
  • Luxembourg – an tử hợp pháp cho người trưởng thành
  • Thụy Sĩ – Trợ tử hợp pháp. Trợ tử là khi bác sĩ giúp một cá nhân tự tử nhưng không chủ động kết thúc sự sống của cá nhân đó.
  • USA – Các yêu cầu trợ tử được ban cho cư dân trên 18 tuổi bị bệnh hiểm nghèo mãn tính ở bang Oregon. Bang Washington, Vermont, và Montana cũng vừa hợp pháp hóa an tử.

Những người ủng hộ an tử có những lí do sau:

  • An tử cho trẻ em dưới sự đồng ý của phụ huynh là hoàn toàn cần thiết, cho phép các gia đình một lựa chọn trong những hoàn cảnh đau khổ trong vô vọng
  • Nếu an tử được hợp pháp hóa, trẻ em gánh chịu những bệnh hiểm nghèo sẽ có một lối thoát nhẹ nhàng
  • Nếu phá thai được hợp pháp hóa trong một số trường hợp nhất định, thì vì sao an tử lại không thể?
  • Việc hợp pháp hóa sẽ cho phép những ca an tử một cách lén lút có được những sự hỗ trợ hợp lý
  • Nếu an tử đã hợp pháp cho người trưởng thành, thì sẽ không công bằng nếu an tử bất hợp pháp cho trẻ em khi nhu cầu bằng nhau.

Dựa trên báo cáo, Bác sĩ Gerlant van Berlaer, chuyên khoa Ung thư Nhi tại bệnh viện Universitair Ziekenhuis Brussels chia sẻ rằng thay đổi này chỉ hợp thức hóa những ca an tử đang diễn ra một cách bất hợp pháp.

Ông nói thêm, “trẻ em có nhiều yêu sách và đòi hỏi, nhưng khi mắc phải bệnh tật hiểm nghèo, chúng có những câu hỏi như người trưởng thành. Đôi khi, một bé gái nói với chúng tôi rằng em trai của bé không muốn trở lại bệnh viện nữa, và muốn có một lối thoát. Bây giờ, nếu gia đình nào lâm phải trường hợp tương tự, chúng tôi không thể giúp họ một cách minh bạch và an toàn.”

Luật mới có đề ra là trẻ em lựa chọn an tử phải có “tinh thần và khả năng suy nghĩ ổn định”, loại trừ đối tượng trẻ em sơ sinh.

Nhưng điều này có bảo đảm cho khả năng lựa chọn cái chết của trẻ lớn tuổi so với trẻ sơ sinh? Những người phản đối điều luật này không nghĩ như vậy.

Họ có những lí do sau:

chet-nhan-dao-cho-tre

  • Trẻ em nói chung không có đủ sự chín chắn và trưởng thành để quyết định an tử, khi mà người lớn còn khó có thể hiểu rõ được lựa chọn này
  • An tử cho trẻ em có thể dẫn đến tục giết trẻ sơ sinh
  • Biện pháp trị liệu an thần có thể thay thế cho an tử. Biện pháp này gồm tiêm thuốc an thần cho bệnh nhân, sau đó ngưng cung cấp thực phẩm và nước cho bệnh nhân cho đến khi họ cạn kiệt năng lượng và ra đi một cách tự nhiên trong vài ngày hoặc hơn.
  • Nếu trẻ em không được phép mua rượu bia, thuốc lá, hoặc kết hôn một cách hợp pháp, làm sao chúng có thể được cho phép lựa chọn tự kết liễu đời mình?
  • Trẻ em, như mọi người, có thể không đủ khả năng đánh giá được sự quí giá của cuộc sống
  • Trẻ em sẽ không bao giờ chọn cái chết vì chúng còn không hiểu rõ được cái chết là gì. Chúng sẽ không hiểu nghĩa của an tử, dù được giải thích đi chăng nữa.

An tử cho trẻ em là một đề tài nghiêm trọng và hóc búa, thách đố những qui luật đạo đức mà mỗi chúng ta đề ra cho bản thân. Chính vì vậy, những cuộc tranh luận nảy lửa về an tử đã, đang, và sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai.

Đối với một số bậc cha mẹ, nhìn con phải đối mặt với căn bệnh vô phương cứu chữa, an tử sẽ trở thành lựa chọn nhân đạo nhất để xóa đi nỗi đau của con. Nhưng đối với một số phụ huynh khác, việc ủng hộ con tự kết liễu đời mình là không tưởng và không thể.

HÌnh ảnh – Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo nằm ngoài diện hưởng cái chết nhân đạo của chính phủ Bỉ. Ảnh cắt từ video CNN.

Xem thêm

  • Câu chuyện cảm động về bé gái 5 tuổi muốn được chết và cha mẹ đã đồng ý!
  • Học cách nuôi dạy con của cha mẹ Hà Lan để tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới
  • Bé gái 5 tuổi bị bỏ đói, bạo hành đến chết vì chính cha mẹ mình đang chờ phán xét công tâm từ tòa

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Michelle Le

  • Home
  • /
  • Lời khuyên cho bố mẹ
  • /
  • Luật chết nhân đạo cho trẻ chịu “đau đớn liên tục và tột cùng về thể chất và tinh thần mà không thể chữa"
Chia sẻ:
  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

  • Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

    Trẻ 6 tuổi 9 tháng và những cột mốc phát triển

  • Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

    Bé 42 tháng tuổi đôi lúc không nghe lời cha mẹ và lười ăn hơn

  • Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

    Trẻ 45 tháng tuổi lớn nhanh và làm được nhiều điều thú vị

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it