X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bệnh viện giao nhầm con: Sinh bé gái, nhận bé trai

Mất 6 phút để đọc
Bệnh viện giao nhầm con: Sinh bé gái, nhận bé trai

Để tránh nhầm lẫn, trước đây, trẻ sơ sinh được đeo vòng cổ có mã số cùng với vòng đeo tay của mẹ

Theo giới chuyên môn, với quy trình tiếp xúc, đánh số cho mẹ và con như hiện nay, việc bệnh viện giao nhầm con chỉ là chuyện hy hữu. Thế nhưng, việc không ít trường hợp nhầm con được phát hiện sau nhiều năm khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng.

Những trường hợp trao nhầm con hy hữu – Sinh bé gái, nhận bé trai

Theo anh Trần Quốc Hậu (38 tuổi ở quận Ba Đình, TP Hà Nội), 4 năm trước, do là người hợp tuổi nhất với đứa con sắp chào đời tại một bệnh viện (BV) ở Hà Nội nên anh đi đón con. Anh Hậu háo hức chờ sẵn ngoài cửa phòng sinh. Cửa mở, cô y tá bế bé ra thông báo: Con trai, 3,2 kg. “Tôi giật mình vì nhiều lần siêu âm trước khi sinh là con gái nên nhờ cô y tá kiểm tra lại. Cô ấy vội bế bé trai vào và bế một bé gái ra cho tôi xem tay, mặt. Lúc ấy, nếu là một bé gái thì không loại trừ tôi cũng là nạn nhân của vụ nhận nhầm con” – anh Hậu kể.

Cho đến thời điểm này, vụ việc anh Phùng Giang Sơn (ở huyện Ba Vì, TP Hà Nội) tố BV Đa khoa huyện Ba Vì trao nhầm con trai cho gia đình anh cách đây 6 năm vẫn gây xôn xao dư luận. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng đây là sự việc hy hữu, đáng tiếc do ê-kíp trực sinh hôm đó đã tắc trách, làm ẩu. Hậu quả là đã gây ra tổn thương, ám ảnh quá lớn cho 2 gia đình. Có lẽ vì quá sốc nên chị Vũ Thị Hương – người mẹ bị trao nhầm con – chưa thể quyết định việc hoán đổi con tại thời điểm này.

Bệnh viện giao nhầm con: Sinh bé gái, nhận bé trai

Bé trai Phùng Thanh H. bị bệnh viện trao nhầm con được vợ chồng anh Phùng Giang Sơn nuôi nấng suốt 6 năm qua

Câu chuyện trớ trêu ở BV Đa khoa huyện Ba Vì cũng khiến dư luận không khỏi bất ngờ khi nhớ lại sự việc nhầm con tương tự ở tỉnh Bình Phước khi đã có lúc gia đình nhận nhầm con (ở huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước) không chịu “trao đổi” đứa con bị nhầm lấy đứa con “máu mủ”. Theo phân tích của nhiều chuyên gia tâm lý, đó là vì tình cảm yêu thương với đứa con mà họ nuôi nấng nhiều năm đã vượt lên cả lý trí, khiến người mẹ, người cha chưa thể chấp nhận sự thật.

Quy trình trao con ngày càng chặt để tránh trao nhầm

benh-vien-giao-nham-con

Bệnh viện giao nhầm con: Sinh bé gái, nhận bé trai

Tại BV Phụ sản trung ương, có ngày lên đến hàng trăm ca sinh, trung bình mỗi năm khoảng 22.000-25.000 ca nên quy trình an toàn trẻ sơ sinh phải rất thận trọng. Để tránh nhầm lẫn, trước đây, trẻ sơ sinh được đeo vòng cổ có mã số cùng với vòng đeo tay của mẹ nhưng nhiều năm nay, BV đã áp dụng quy trình “da kề da” sau khi em bé chào đời, y tá sẽ đeo 2 cái vòng bằng nhựa mềm ghi tên mẹ có mã số giống nhau, đưa cho mẹ kiểm chứng rồi bấm vào cổ tay mẹ, cổ tay (cổ chân) con. Quy định bé gái màu hồng, bé trai màu xanh. Trên mỗi vòng đeo điền đủ thông tin về mã số bệnh án, tên mẹ, tên con. Nếu người mẹ có vấn đề hoặc hôn mê sẽ trao con cho người nhà ruột thịt đã được sản phụ xác nhận trước đó.

Trấn an các bà mẹ sắp sinh rằng sự số trao nhầm con là chuyện cực kỳ hy hữu, PGS-TS Phạm Bá Nha, Trưởng Khoa Phụ sản BV Bạch Mai (TP Hà Nội), cho biết BV từng có rất nhiều cách để “đánh dấu” trẻ sơ sinh, tránh nhầm lẫn khi trao con. Trước đây, nhân viên dùng bút mực đánh dấu vào mông và đưa số cho mẹ giữ, sau đó BV dùng mã số bằng nhôm đeo cho trẻ. Cách đây 5 năm, BV này đã dùng vòng nhựa mềm có nút cố định trên dây điền đầy đủ mã số hồ sơ của mẹ, họ tên mẹ, họ tên con. Dây này có bấm nút cố định nên phải dùng kéo cắt mới lấy ra được nên các gia đình hoàn toàn yên tâm” – PGS-TS Nha chia sẻ.

benh-vien-giao-nham-con

Bệnh viện giao nhầm con: Sinh bé gái, nhận bé trai

Là cơ sở y tế đón số lượng trẻ chào đời lớn nhất miền Bắc, theo bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng Khoa Đẻ A2 BV Phụ sản Hà Nội, hiện BV sử dụng hình thức vòng định danh có đánh mã số, mã vạch của bà mẹ và em bé. Ngay sau khi trẻ chào đời, điều dưỡng sẽ điền các thông tin trên thẻ theo hồ sơ bệnh án và hỏi lại mẹ để kiểm tra thông tin một lần nữa trước khi cắt dây rốn.

Sau đó, tách thẻ thành 2, một bấm vào tay mẹ, còn lại bấm vào chân con. “Chiếc vòng này sẽ theo mẹ và bé suốt thời gian nằm viện. Do được viết bằng mực chuyên dụng nên kể cả khi tắm rửa thì thông tin trên vòng cũng không bị mờ. Khi trả trẻ cho mẹ, nhân viên y tế ngoài so mã số giữa mẹ và con sẽ phải đối chiếu với hồ sơ bệnh án một lần nữa. Quy trình này cũng áp dụng vào mỗi sáng khi điều dưỡng trao trả lại bé sau lúc tắm” – bác sĩ Khải nói.

Theo Tin 24H

Câu chuyện từ đối tác
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?

Xem thêm

  • Mẹ trẻ Trung Quốc suýt mất con vì chọn ngày tốt – Chọn ngày sinh con có nên không?
  • Tài xế taxi đỡ đẻ ngay trên xe giúp sản phụ “vượt cạn” thành công
  • Sáng mai 15-7, hơn 100 y bác sĩ mổ tách ca song sinh dính liền phức tạp nhất Việt Nam

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Tin tức chung
  • /
  • Bệnh viện giao nhầm con: Sinh bé gái, nhận bé trai
Chia sẻ:
  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Dạy bé tô màu đúng cách để con được phát triển toàn diện hơn

    Dạy bé tô màu đúng cách để con được phát triển toàn diện hơn

  • Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho bé - Cập nhật mới nhất theo Luật Hộ Tịch

    Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho bé - Cập nhật mới nhất theo Luật Hộ Tịch

  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Dạy bé tô màu đúng cách để con được phát triển toàn diện hơn

    Dạy bé tô màu đúng cách để con được phát triển toàn diện hơn

  • Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho bé - Cập nhật mới nhất theo Luật Hộ Tịch

    Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho bé - Cập nhật mới nhất theo Luật Hộ Tịch

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it