Bà đẻ uống panadol được không là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm. Các nghiên cứu diễn ra trên nhiều phụ nữ mang thai và cho con bú cho thấy, uống panadol ở liều dùng khuyến nghị thì không xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào và cũng không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp sử dụng thuốc nào, mẹ cũng nên tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.
- Tìm hiểu về thuốc panadol
- Bà đẻ uống panadol được không?
- Sau sinh uống panadol có bị mất sữa không?
- Mẹ uống panadol có bị ảnh hưởng đến bé?
- Những lưu ý khi uống thuốc trong thời gian cho con bú
- Để hạn chế uống thuốc trong thời gian cho con bú mẹ nên làm gì?
- Tạm kết
Những cơn đau đầu, cảm cúm triền miên do thay đổi nội tiết tố sau sinh khiến mẹ bỉm không thể ngon giấc. Sử dụng panadol có lẽ là giải pháp được nhiều mẹ bỉm lựa chọn, một tác dụng khác của Panadol còn được sử dụng như loại thuốc giảm đau sau sinh, phổ biến là triệu chứng đau răng, đau bụng kinh hay đau nhức cơ thể. Nhưng ai cũng biết uống thuốc khi cho con bú sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa!
Giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ là thời gian mà người mẹ phải hết sức cẩn trọng trước việc sử dụng thuốc, nếu mẹ uống thuốc thì con cũng là người uống thuốc thụ động theo, con cũng phải chịu những tác động dược lý giống mẹ. Liệu bà đẻ uống panadol được không? Mời các mẹ cùng theo dõi tiếp bài viết sau đây để có thêm kiến thức trong quá trình nuôi dưỡng con bằng sữa mẹ nhé!
Bạn có thể chưa biết:
Phụ nữ đang cho con bú uống Panadol được không?
Bà bầu có được uống cà phê không và uống bao nhiêu thì không gây hại?
Tìm hiểu về thuốc panadol
Panadol bao gồm paracetamol là chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau; caffeine là chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol.
Panadol là thuốc dùng trong các trường hợp đau đầu, cảm cúm, cảm sốt nhẹ
Panadol có tác dụng điều trị đau nhẹ đến đau vừa và hạ sốt thường được dùng trong các trường hợp đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau họng, đau cơ xương, đau bụng kinh, sốt và đau sau khi tiêm vaccine, đau sau khi nhổ răng, đau răng, đau do viêm xương khớp.
Bà đẻ uống panadol được không?
Bà đẻ uống thuốc đau đầu: Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết: “Dựa trên cơ sở khoa học, panadol không gây ra ảnh hưởng đến sữa mẹ và trẻ nhỏ, do đó, bà đẻ vẫn có thể uống được thuốc panadol. Theo nghiên cứu, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nếu dùng panadol ở liều dùng khuyến nghị không xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào và trẻ cũng không xuất hiện bất thường”.
Tuy nhiên, trong 1 số loại thuốc panadol, paracetamol có chứa thành phần caffeine – chất được khuyến cáo là có hại cho hệ thần kinh trẻ nhỏ và kích thích nhịp tim đập nhanh hơn. Mặc dù vậy nếu mẹ sử dụng với liều lượng nhất định và theo chỉ định của bác sĩ thì sự ảnh hưởng này không đáng kể.
Uống thuốc theo liều lượng chỉ định không ảnh hưởng đến em bé
Bà đẻ đau đầu uống thuốc gì? Vì vậy câu trả lời cho câu hỏi bà đẻ uống panadol được không là CÓ. Phụ nữ sau sinh có thể sử dụng thuốc panadol để giúp giảm bớt các cơn đau đầu hay cảm cúm nhưng cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Chị em tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc bên ngoài vì điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trong trường hợp nếu gặp phải các triệu chứng thông thường như sốt, ho, đau họng… thì nên vắt sữa để đảm bảo chất lượng sữa cũng như đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Sau sinh uống panadol có bị mất sữa không?
Bà đẻ uống thuốc giảm đau có sao không? Để giải quyết thắc mắc này, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu quá trình uống thuốc của những phụ nữ đang trong quá trình cho con bú. Các nghiên cứu diễn ra trên nhiều phụ nữ cho con bú ở liều dùng khuyến nghị cho thấy không xảy ra bất kì dấu hiệu cho thấy sữa ít đi hay bị mất sữa hoàn toàn.
Vậy phụ nữ sau sinh uống panadol sẽ không bị mất sữa. Nhưng không vì vậy mà chị em có thể lạm dụng việc uống thuốc panadol để trị bệnh cảm cúm hay giảm đau mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
Mẹ uống panadol có bị ảnh hưởng đến bé?
Theo các nghiên cứu trong lĩnh vực y tế, phụ nữ có thai và cho con bú dùng panadol ở liều dùng được khuyến nghị không gây ra các tác dụng phụ ở mẹ và bé. Tuy nhiên, trong các loại thuốc như panadol, paracetamol có chứa thành phần caffein – chất được khuyến cáo có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh trẻ em cũng như kích thích tim mẹ đập nhanh hơn. Nếu mẹ chỉ sử dụng thuốc ở một liều lượng nhất định theo ý kiến bác sĩ thì sự ảnh hưởng này là không đáng kể.
Cẩn trọng khi dùng thuốc trong thời gian cho con bú
Bạn có thể chưa biết:
Bà bầu uống c sủi được không và một số khuyến cáo quan trọng dành cho các mẹ
Bà đẻ ăn dưa hấu được không và những điều mẹ sau sinh cần chú ý để sớm hồi phục
Những lưu ý khi uống thuốc trong thời gian cho con bú
Không riêng gì panadol, nếu trong thời gian cho con bú, mẹ dùng bất kỳ loại thuốc nào theo chỉ định của bác sĩ cũng cần lưu ý những điều sau:
Chú ý đến con nhiều hơn
Mẹ nên thường xuyên theo dõi biểu hiện, tình trạng sức khỏe của bé trong quá trình mẹ sử dụng thuốc. Khi phát hiện bé có những biểu hiện bất thường như quấy khóc, tiêu chảy, bỏ bú…, mẹ tạm thời ngưng cho bé bú và nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Nên uống thuốc sau khi cho con bú
Cho con bú trước khi mẹ uống thuốc, đây là thời điểm tốt nhất giúp hạn chế các ảnh hưởng của thuốc đến bé. Nếu mẹ phải dùng thuốc và không thể cho con bú, hãy hút sữa ra ngoài để tránh tắc sữa, mất sữa.
Duy trì hút sữa để không bị mất sữa
Đối với những loại thuốc chưa xác định được khả năng ảnh hưởng đến trẻ nhưng mẹ bắt buộc phải sử dụng thì tốt nhất các mẹ nên cho bé uống sữa ngoài. Để duy trì nguồn sữa mẹ cho bé bú sau khi thuốc bị đào thải hết, các mẹ nên vắt sữa theo đúng cữ và không cho bé dùng sữa này.
Theo dõi màu sữa của mẹ
Nếu trong quá trình sử dụng thuốc mà mẹ thấy sữa mẹ chuyển màu lạ thì nên ngừng uống thuốc và liên hệ bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra.
Để hạn chế uống thuốc trong thời gian cho con bú mẹ nên làm gì?
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sau khi sinh là điều quan trọng để mẹ có thể khoẻ hơn và tăng thêm sức đề kháng.
Trong thời gian cho con bú, các mẹ cần lưu ý không uống rượu bia, chất kích thích, không hút thuốc lá và hạn chế uống cà phê; nên uống nhiều nước như nước hoa quả, những loại nước tốt cho sức khỏe và giúp mẹ tiết nhiều sữa.
Ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng
Nghỉ ngơi đầy đủ
Sau sinh cơ thể cần thời gian để phục hồi lại sức khỏe sau quá trình vượt cạn vì vậy chị em cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Tránh khiêng, mang vác vật nặng sẽ ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ đẻ.
Không ăn kiêng, giảm cân quá sớm
Sau khi sinh rất nhiều mẹ sẽ nghĩ ngay tới việc kiêng khem để giảm cân, nhưng đây là một trong những việc làm nguy hiểm vì lúc này cơ thể mẹ khá yếu và cần thời gian hồi phục. Nếu mẹ ăn kiêng sẽ không đủ chất để hồi phục sức khoẻ cũng như không đủ dinh dưỡng để tạo sữa nuôi con.
Tạm kết
Đau ốm là điều không thể tránh khỏi, chị em chỉ có thể hạn chế tối đa việc mình bị ốm. Nếu bị cảm cúm, nhức đầu mẹ cũng vẫn có thể uống panadol để giảm bớt các cơn đau mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé cũng như chất lượng nguồn sữa. Luôn nhớ rằng mẹ cần hỏi ý kiến và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
Nguồn: Bệnh viện Vinmec
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnamđể cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!