Bà bầu có được ăn canh cua mồng tơi không? Trong mồng tơi và cua đồng chứa rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể mẹ bầu như canxi, photpho, vitamin A, vitamin nhóm B…Vì thế mẹ bầu có thể ăn món canh này với một lượng vừa đủ.
- Giá trị dinh dưỡng từ cua đồng
- Bà bầu ăn mồng tơi, rau đay được không?
- Bà bầu có được ăn canh cua mồng tơi không?
- Bà bầu ăn canh cua mồng tơi hoặc canh cua rau đay cần chú ý những gì?
Giá trị dinh dưỡng từ cua đồng
Thông thường, 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid và cung cấp được 89g calo. Chưa kể, cua đồng còn chứa rất nhiều vitamin, muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua rất cao. Cua đồng có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho… Với những lợi ích của việc ăn cua đồng, các bà nội trợ thường sử dụng cua đồng để nấu canh cua vì chi phí vừa phải mà giá trị dinh dưỡng cũng cao, tương đương như cua biển.
Vì vậy, cua đồng là món ăn yêu thích không chỉ thơm ngon đặc trưng mà còn bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể con người. Trong cua đồng cũng chứa một lượng protid rất tốt cho sức khỏe con người, qua phân tích cho thấy, có 8 trên 10 loại axit amin từ cua đồng đều cần thiết cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên, trong Y học cũng nhận định cua đồng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng với bà bầu. Vì khi mang thai hệ miễn dịch của bà bầu có thể nhận định một số protein có trong cua là “dị nguyên”. Từ đó, sản sinh ra các kháng thể Immunoglobulin E (IgE) để kích hoạt các hoạt chất trung gian gây dị ứng như Serotonin hay Histamin,…
Chính vì vậy bà bầu chỉ nên ăn thử một ít canh cua mồng tơi để xem phản ứng của cơ thể như thế nào rồi gia tăng khẩu phần từ từ. Điều này sẽ giúp mẹ tránh được tình dạng dị ứng gây ra mề đay hay sốc phản vệ khi mang thai, hoặc thậm chí dẫn đến sảy thai hay dị tật cho thai nhi.
Mẹ có thể quan tâm:
Mẹ mang thai có nên ăn đậu bắp? Những lợi ích tuyệt vời của loại quả này cho mẹ bầu và thai nhi
Bà bầu ăn mồng tơi, rau đay được không?
Rau mồng tơi có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào với lượng lớn vitamin A và còn một lượng đáng kể chất đạm, sắt, vitamin C, các loại vitamin nhóm B (như folate, riboflavin, niacin, thiamine, pantothenic acid), canxi, kẽm, photpho, potassium, magie… Nhờ đó, rau mồng tơi mang lại nhiều lợi ích không ngờ cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì rau đay đặc biệt phù hợp với bà bầu, loại rau này đứng đầu về hàm lượng sắt và đứng thứ 3 về lượng vitamin C, canxi và beta caroten… Ngoài ra ăn rau đay mỗi 2 – 3 lần/tuần sẽ giúp mẹ tăng cường photpho, vitamin A, vitamin nhóm B,…. đặc biệt phù hợp với những bà bầu bị thiếu máu, táo bón để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Trong 100g rau mồng tơi chứa khoảng 109mg canxi, nên đây sẽ là một trong những nguồn cung canxi dồi dào cho thai phụ. Canxi là dưỡng chất rất cần thiết trong suốt thai kỳ của mẹ bầu, bởi lúc này mẹ cần một lượng lớn canxi để giúp cho sự phát triển của thai nhi như hệ xương, răng, móng tay… Thai nhi bị thiếu canxi rất dễ dẫn đến tình trạng chậm phát triển, còi xương ngay từ trong bụng mẹ. Đồng thời, canxi giúp các khớp xương của mẹ bầu cứng cáp hơn để nâng đỡ thai nhi, giúp mẹ hạn chế được triệu chứng chuột rút, đau cơ, đau lưng…
Nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng, phong phú có trong rau mồng tơi và rau đay mà bà bầu ăn hai loại rau này rất tốt cho sức khỏe.
Bà bầu có được ăn canh cua mồng tơi không?
Cua đồng có giá trị dinh dưỡng cao như vậy, nhưng khi kết hợp nấu canh với các loại rau thì nhiều bà bầu lo lắng. Và có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng bà bầu có ăn được canh cua mồng tơi không hay bà bầu ăn canh cua rau đay được không?
Cua là loại thực phẩm giàu canxi, cung cấp nhiều khoáng chất phát triển chiều cao cho bé, phòng thiếu hụt canxi trong thai kỳ cho mẹ. Cua kết hợp với rau mồng tơi thành món canh bổ dưỡng, rất ngọt ngào dễ chịu cho khẩu vị mẹ bầu. Điều đáng chú ý là mẹ cần phải nhặt sạch sẽ loại bỏ mang cua trước khi xay. Lược kỹ và nấu chín, không ăn khi cua chưa được làm kỹ và chưa nấu chín”.
Trong đó, mồng tơi, rau đay hay mướp nấu chung với nhau rất nhiều giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe bà bầu, vì vậy chị em không cần lo lắng bà bầu ăn canh cua có tốt không, điều quan trọng là ăn đúng thời điểm, lượng vừa phải.
Nếu bà bầu mới mang thai nếu có hiện tượng thai yếu thì không nên ăn vì cua có tính hàn rất dễ gây đau bụng, sảy thai. Và bà bầu có thể ăn cua vào thời điểm giữa thai kỳ, sức khỏe tốt và ăn khoảng 1 chén nhỏ canh của là được.
Mẹ có thể quan tâm:
Bà bầu ăn canh cua mồng tơi hoặc canh cua rau đay cần chú ý những gì?
Mặc dù cua đồng rất tốt, tuy nhiên, việc sử dụng sai cách có thể khiến bà bầu hay người bình thường có thể mất mạng:
- Không nấu canh từ cua chết vì cua chết có thể khiến người ăn đau bụng, nôn mửa, thậm chí ngộ độc.
- Không ăn cua sống vì có nguy cơ mắc bệnh trùng phổi.
- Mẹ bầu không được ăn đi ăn lại canh cua nấu trong ngày vì canh cua không chỉ mất dinh dưỡng mà còn bị ôi thiu, ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Không uống trà, ăn quả hồng gần thời điểm ăn canh cua vì có thể gây ra các triệu chứng lợm giọng, nôn ói, đau bụng.
- Người bị gout hay mới ốm dậy không nên ăn canh cua đồng. Vì cơ thể lúc này yếu, không cần dung nạp quá nhiều đạm.
Bài viết trên đây theAsianparent đã giải đáp cho bạn những thắc mắc như bà bầu có được ăn canh cua mồng tơi không hay bà bầu ăn canh cua rau đay được không rồi. Bạn nhớ những lưu ý cho bà bầu khi ăn canh cua mồng tơi, rau đay ở trên để an toàn cho thai nhi nhé. Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh!
Nguồn tham khảo: 11 món canh giải nhiệt bà bầu nên ăn – Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn.
Xem thêm:
- Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì, ăn thế nào để thai nhi phát triển tốt nhất?
- Bà bầu ăn bơ 3 tháng cuối có tốt không, ăn thế nào để thai nhi mau lớn?
- Giải đáp tin đồn mẹ bầu ăn cay có nguy cơ sẩy thai, sinh non