X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Hồi chuông cảnh tỉnh về ngộ độc sắn khi một bé 6 tuổi mất mạng vì ăn sắn luộc

Mất 6 phút để đọc
Hồi chuông cảnh tỉnh về ngộ độc sắn khi một bé 6 tuổi mất mạng vì ăn sắn luộcHồi chuông cảnh tỉnh về ngộ độc sắn khi một bé 6 tuổi mất mạng vì ăn sắn luộc

Ngộ độc sắn khiến 1 trong 3 bé gái tử vong dấy lên hồi chuông báo động và khiến cho nhiều người lo ngại về sự nguy hiểm của loại thức ăn tưởng chừng như vô hại này.

Sơ lược về các ca cấp cứu trẻ nhỏ ngộ độc sắn

Mới đây, sự việc 3 bé gái bị ngộ độc sắn, trong đó một bé gái 6 tuổi đã tử vong khiến cho nhiều người lo ngại. Các cháu cùng trú tại buôn Ya, xã Bông Krang, H.Lắk, tỉnh Đắk Lắk, bao gồm:

  • H’Nguyệt Dung (9 tuổi)
  • H’Uynh Dung (6 tuổi)
  • H’Lệ Hòa Dung (3 tuổi)

Trước đó, khi không có người lớn ở nhà, 3 bé đã tự luộc sắn ăn với nhau. Sau khi người thân về phát hiện các bé có dấu hiệu bị ngộ độc đã đưa vào cấp cứu tại khoa Nhi của Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk). Một trường hợp bị ngộ độc nhẹ được điều trị tại trung tâm, còn trường hợp nặng đã được chuyển lên BVĐK vùng Tây Nguyên. Trên đường đi bé H’Uynh đã tử vong.

ngo-doc-san

Bác sĩ đang điều trị cho bé H’Lệ Hòa Dung

Trước đó, bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM cũng tiếp nhận bé 5 tuổi ở Bình Thuận vào viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục, tím tái toàn thân. Xét nghiệm máu cho thấy, bé bị ngạt tế bào do các chất độc thấm vào máu và được chẩn đoán ngộ độc sắn. Ngay sau đó, bệnh nhi được cho thở oxy, truyền tĩnh mạch thuốc giải độc sodium thiosulfate, uống than hoạt tính hấp thu độc chất trong đường tiêu hóa. May mắn bé đã qua cơn nguy kịch khi được cấp cứu kịp thời.

Chuyên gia y tế nói gì về ngộ độc sắn ở trẻ em

Khi đề cập đến trường hợp này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện công nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội) cho hay đây không phải là những trường hợp đầu tiên.

Sắn tuy là một món ăn dân dã nhưng nếu không cẩn thận có thể gây độc cho con người vì trong chúng có chứa độc tố:

  • Axit cyanhydric (HCN): khoảng 20 gam HCN là đủ để gây ra tình trạng ngộ độc. Trên 50 gam có thể dẫn tới tử vong. Hàm lượng chất này trong sắn khác nhau phụ thuộc vào loại sắn, sắn đắng có chứa hàm lượng cao hơn loại sắn ngọt.
  • Không được chế biến đúng cách cũng có thể gây nguy hiểm tính mạng.

ngo-doc-san

Một công trình nghiên cứu của BS Bạch Văn Cam (Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM) và BS Nguyễn Thị Kim Thoa cũng đã từng chỉ ra:

  • Ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em tử vong cao, chiếm tới 10% trong ngộ độc thức ăn với tỷ lệ tử vong là 16,7%.
  • Thời gian nhập viện trung bình sau ngộ độc là 11 giờ, sớm nhất 7 giờ và chậm nhất là 16 giờ.

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu tiêu thụ độc tố Axit cyanhydric (HCN)

Độc tố cyanhydric có trong vỏ, ruột và lá sắn. Khi ăn vào cơ thể, loại độc tố này sẽ gây ra những nguy hiểm cho cơ thể như:

  • Làm tế bào không hấp thu được oxi gây khó thở, ngạt cho nạn nhân.
  • Triệu chứng vài giờ sau khi ăn sắn độc: rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy) và rối loạn thần kinh, hạ huyết áp, hôn mê, trụy mạch…
  • Gây tử vong nếu không được phát hiện, can thiệp đúng cách và kịp thời.

Lưu ý khi chọn và chế biến để phòng ngừa ngộ độc sắn 

Hàm lượng độc trong sắn tuỳ thuộc vào từng loại sắn. Để tránh ngộ độc các chuyên gia khuyến cáo cần chọn đúng loại sắn.

  • Loại sắn ngọt là loại mọi người thường dùng để ăn. Sắn ngọt có hàm lượng HCN ít hơn nhưng cũng có thể gây nguy hại nếu không biết chế biến đúng cách. Nguyên nhân là HCM hông bị phá hủy bởi nhiệt độ sôi.
  • Sắn độc là loại đắng (sắn lùn, sắn cao sản) cây thấp, đốt dày, ngọn non màu xanh nhạt, lá màu xanh lục nhạt, cuống lá đỏ nhạt. Củ có vỏ ngoài nâu thẫm, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước.

Hồi chuông cảnh tỉnh về ngộ độc sắn khi một bé 6 tuổi mất mạng vì ăn sắn luộc

Khi chế biến sắn cần lưu ý gì đề tránh và hạn chế tối đa tình trạng nguy hiểm? 

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, khi chế biến cần lưu ý:

  • Lột hết vỏ ngâm vào nước vài giờ và thay nước 2 – 3 lần.
  • Mở nắp nồi khi sôi để chất độc bay ra ngoài.
  • Khi ăn nên chấm đường hoặc mật.
  • Không nên ăn sắn vào buổi tối vì nếu có ngộ độc sẽ khó phát hiện và tránh ăn vào lúc đói. Sau khi luộc, sắn ăn mà thấy đắng cần bỏ đi vì càng đắng càng chứa nhiều độc chất HCN.
  • Đặc biệt lưu ý không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai sức đề kháng kém cũng nên không dùng loại thức ăn này.

Xử lý như thế nào khi phát hiện say hay ngộ độc sắn?

  • Làm mọi cách để giúp nạn nhân nôn hết ra
  • Cho uống nước đường để bổ sung nước hoặc ăn mía
  • Để nạn nhân nằm nghiêng để tránh nuốt phải các chất dịch vào phổi gây khó thở
  • Ngay sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời

Hồi chuông cảnh tỉnh về ngộ độc sắn khi một bé 6 tuổi mất mạng vì ăn sắn luộc

Kiến thức dinh dưỡng rất quan trọng đối với đời sống sức khoẻ của con người. Đặc biệt là khi nhà bạn có trẻ nhỏ, đôi khi những nguyên liệu tưởng chừng an toàn nhất lại là nguy hiểm nhất. Do đó, hãy đọc và luôn nâng cao kiến thức bản thân. Và không nên để con một mình và làm mọi thứ khi còn quá bé.

Xem thêm:

  • Tật cong chân ở trẻ có đáng lo ngại? – Nguyên nhân và cách phòng tránh
  • Trẻ tử vong vì hóc hạt nhãn! Cha mẹ hãy chú ý với nhãn đang vào mùa!
  • Thông tin về bệnh lác mắt và cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Câu chuyện từ đối tác
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

mInH.tHu

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Hồi chuông cảnh tỉnh về ngộ độc sắn khi một bé 6 tuổi mất mạng vì ăn sắn luộc
Chia sẻ:
  • [Ngộ độc ở trẻ] Bé gái sùi bọt mép và co giật do ăn phải lá cây cảnh có độc

    [Ngộ độc ở trẻ] Bé gái sùi bọt mép và co giật do ăn phải lá cây cảnh có độc

  • Từ vụ việc bé 11 tháng bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi: Người lớn cần cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ

    Từ vụ việc bé 11 tháng bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi: Người lớn cần cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ

app info
get app banner
  • [Ngộ độc ở trẻ] Bé gái sùi bọt mép và co giật do ăn phải lá cây cảnh có độc

    [Ngộ độc ở trẻ] Bé gái sùi bọt mép và co giật do ăn phải lá cây cảnh có độc

  • Từ vụ việc bé 11 tháng bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi: Người lớn cần cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ

    Từ vụ việc bé 11 tháng bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi: Người lớn cần cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn