Nếu cha mẹ phát hiện sớm các triệu chứng lác mắt ở trẻ sơ sinh thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn. Hãy cùng tham khảo các thông tin về bệnh lác mắt và cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh nhé!
Vì sao trẻ sơ sinh bị chứng lác mắt?
Bé có thể xuất hiện tình trạng lác một bên mắt từ lúc mới sinh hoặc trong giai đoạn 1-2 tuổi (hay muộn hơn).
Vì một lý do nào đó, sự phối hợp này bị trục trặc. Khi ấy, mắt bé không cùng nhìn về một hướng nên xuất hiện dấu hiệu bị lác (lé).
Bé mắc các tật về mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị, nhược thị, mắt lé. Cận thị thường gây ra lác ngoài, viễn thị gây lác vào trong.
Chứng mắt lác ở trẻ sơ sinh
Những nguyên nhân chính gây ra bệnh lác mắt ở trẻ sơ sinh:
- Do bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu
- Bé bị tổn thương thần kinh hoặc tổn thương não
- Mắt bé bị nhiễm khuẩn, chấn thương, đục thủy tinh thể, sụp mí…
- Lác cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ của bé bị lác thì cũng có khả năng bé mắc phải chứng bệnh này
Cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh
Cha mẹ nên phát hiện dấu hiệu lác mắt và đưa bé đi khám sớm. Chữa trị càng sớm thì bé càng có cơ hội khỏi bệnh. Nếu chữa lác trước 3 tuổi, tỷ lệ thành công lên tới 92%, 6-8 tuổi là 62%. Nếu để lâu, mắt bé sẽ thành tật nên khả năng phục hồi sẽ kém.
Điều trị bằng kính
Cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh
Chỉnh kính là khâu quan trọng trong điều trị lác mắt, đặc biệt với lác điều tiết thuần túy. Điều chỉnh kính làm hình ảnh rõ nét và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp thị giác 2 mắt:
- Chỉnh kính ở người viễn thị: mức độ viễn thị cần điều chỉnh phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân và bệnh lác nếu có. Nếu trẻ dưới 2 tuổi không lác thì viễn thị 4D mới cần chỉnh kính, nếu có lác trong thì cần chỉnh kính cho cả viễn thị 2D
- Chỉnh kính ở người loạn thị: cần chỉnh kính nếu loạn thị từ 1D trở lên
- Cận thị: ở trẻ dưới 2 tuổi, cần chỉnh kính nếu cận thị từ 5D trở lên. Trẻ 2-4 tuổi, độ cận thị cần chỉnh kính là 3D. Ở trẻ lớn hơn, độ cận thị cần chỉnh thấp hơn để trẻ có thể đọc được chữ ở bảng lớp học
Điều trị bằng phẫu thuật
Mổ là một cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Được thực hiện khi mắt lác không thể điều trị bằng những cách thông thường. Mổ mắt lác cho bé là điều chỉnh các cơ bám trên mắt, giúp mắt thăng bằng, hết lác và không gây nguy hiểm. Mổ lác cho bé thực hiện càng sớm cho kết quả càng tốt, bệnh lác để lâu tình trạng tổn thương mắt kéo dài, ngày càng nặng, khó điều trị.
Trong mổ lác mắt, một hoặc nhiều cơ vận động nhãn cầu sẽ được làm tăng cường, yếu đi hoặc chuyển đến vị trí khác để cải thiện hướng nhìn. Mổ lác mắt trẻ em thường được tiến hành như một thủ thuật ngoại trú, thời gian thực hiện khoảng 20-40 phút, bệnh nhân có thể ra về ngay sau cuộc mổ và tái khám theo lịch của bác sĩ.
Những ai có nguy cơ cao bị chứng lác mắt và mắt lé?
Cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh
- Bị lé bẩm sinh là khi trẻ sinh ra đã thấy lé hay lé xuất hiện trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi. Lé thứ phát thường xảy ra ở người lớn do bệnh lý toàn thân (Basedow, u…), tại mắt (đục thể thủy tinh, bất đồng khúc xạ, bệnh lý đáy mắt..), chấn thương vùng đầu mặt, phẫu thuật các bệnh lý ở mắt (Glaucoma, ấn độn…)
- Bị lé do yếu tố điều tiết quy tụ, xảy ra trong độ tuổi đến trường do tật khúc xạ viễn thị hay cận thị
- Lé do yếu tố di truyền chưa được khẳng định
Dấu hiệu bị lé và lác mắt ở trẻ sơ sinh nên đưa đi khám bác sĩ
- Bé thường nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh
- Mắt bé không có phản ứng với ánh sáng hoặc không tập trung vào một món đồ chơi
Trên đây là những thông tin về bệnh mắt lác cũng như cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh cha mẹ có thể tham khảo. Đặc biệt, nếu thấy con có những dấu hiệu như trên thì cha mẹ nhớ đưa con đi khám sớm để kịp thời điều trị nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!