Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối mang lại cảm giác vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Vậy nguyên nhân tình trạng này do đâu và phải chữa trị thế nào?
Vì sao bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối?
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mà bà bầu rất dễ bị táo bón. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu?
- Ăn ít chất xơ
- Uống ít nước hoặc bị mất nước do nôn nghén nhiều
- Ít vận động, không tập thể dục thường xuyên do bụng đã nặng và chân sưng đau
- Hormone progesterone gia tăng khi mang thai làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, từ đó gây ra táo bón
- Do nạp quá nhiều thuốc sắt hoặc vitamin
- Do kích thước và trọng lượng của thai nhi tăng lên làm thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, đồng thời gây áp lực lên trực tràng nên làm chậm quá trình giải phóng chất thải ra ngoài.
- Vì thói quen nhịn đi vệ sinh
- Ăn quá nhiều trong 3 tháng cuối cũng khiến cơ thể không hấp thụ và tiêu hóa kịp dẫn đến táo bón
- Đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng liều lượng cao
- Do bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp
Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Táo bón khi mang thai tháng cuối nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây nên các vấn đề sau:
- Bệnh trĩ
- Nứt kẽ hậu môn
- Sa trực tràng
Theo các chuyên gia, bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi và cũng chưa tới mức nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó có những tác động cực kỳ xấu tới chất lượng cuộc sống khiến cơ thể mẹ như gây khó chịu và mệt mỏi.
Thai nhi sẽ gián tiếp chịu các ảnh hưởng sau đây:
- Không được cung cấp đủ dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai
- Dễ sảy thai hoặc sinh non nếu bà bầu dùng lực rặn
- Sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng nếu mẹ không rặn, khiến cho các chất độc có trong phân như phenol, amoniac, indol,… bị tồn quá lâu trong ruột sẽ bị hấp thụ ngược lại vào cơ thể
Những mẹo hay giúp bà bầu dễ đi ngoài hơn khi bị táo bón 3 tháng cuối
- Ngâm hậu môn trong nước ấm nhiều lần trong ngày
- Sử dụng dung dịch thụt tháo, nhét hậu môn hay các loại thuốc bôi trơn theo chỉ định của bác sĩ
- Mát xa khu vực giữa âm hộ và vùng chậu khi bạn đang đi vệ sinh
- Đặt chân lên một chiếc ghế đẩu khi đi vệ sinh vì tư thế ngồi xổm sẽ giúp chất thải dễ dàng được thải ra ngoài hơn. Ngoài ra bạn có thể thử nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay trên đầu gối
Bà bầu cần làm gì để “tạm biệt” những cơn táo bón?
Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ
Chất xơ giúp làm giảm táo bón nên mẹ hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống của mình bao gồm:
- Trái cây: táo, mơ, nho, đào, lê, mận, quả mâm xôi và dâu tây
- Ngũ cốc nguyên hạt,
- Bánh mì và rau quả tươi,…
Với chế độ ăn này mẹ cần kiên nhẫn và duy trì mỗi ngày thì mới nhận thấy kết quả.
Uống đủ nước
Nước có tác dụng giúp các chất dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa và làm mềm phân. Vì vậy, khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối, bà bầu cần bổ sung ít nhất 2 – 2,5 lít chất lỏng mỗi ngày để không chỉ ngăn ngừa táo bón mà còn đảm bảo đủ lượng nước ối cần thiết.
Mẹ hãy uống một cốc nước ấm uống vào buổi sáng sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai tháng cuối hiệu quả mà ít ai biết.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Các động tác vận động hay tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe trên một chiếc xe đạp đứng yên hay yoga giúp bà bầu giảm nguy cơ táo bón cũng như tăng cường sức khỏe. Vì vậy, dù có mệt mỏi trong 3 tháng cuối mẹ cũng hãy cố gắng vận động một ít để máu huyết lưu thông chứ đừng nằm yên hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu nhé.
Massage vùng bụng
Các động tác massage giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, vùng bụng dễ chịu và mẹ dễ đi ngoài hơn.
Cách làm:
– Đặt nhẹ bàn tay dưới vùng xương ức
– Dùng các ngón tay, bàn tay nhẹ nhàng vuốt xuống dưới bụng dưới bằng một áp lực nhẹ
– Lặp lại động tác này khoảng 3 – 5 phút/lần và thực hiện 5-7 lần/ngày
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Nếu những cách trên không cải thiện tình trạng táo bón, bà bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc nhuận tràng an toàn cho thai kỳ như thuốc nhuận tràng Fybogel, Senna, Glycerol, Psyllium hoặc Probiotic và Prebiotic để tăng sức đề kháng với vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già,…
Vừa rồi là những cách để làm giảm táo bón khi bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối. Chúc mẹ sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này và vượt cạn thành công nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!