Trong thời gian mang thai, sự thay đổi của nội tiết tố có thể làm bà bầu bị ngứa nổi mụn nước, vậy điều này có nguy hiểm không? Hãy theo dõi nhé!
Vì sao bà bầu bị ngứa nổi mụn nước?
Ngứa kèm theo mụn nước là do sự tăng thân nhiệt và tăng tiết bã nhờn do thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Việc tăng tiết chất Androden sẽ làm tăng bã nhờn trên da và từ đó mụn hình thành. Cùng với đó là làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau. Mụn thường xuất hiện vào những tháng đầu khi mang thai và giảm dần sau đó.
Những vùng da hay bị nổi mụn nước là lưng, ngực, tay, chân, một số trường hợp nổi trên mặt, dưới lòng bàn chân, bàn tay. Đặc biệt, có nhiều mẹ bị mụn ở cơ quan sinh dục.
Đây là tình trạng thường gặp mà hầu như không phụ nữ mang thai nào có thể tránh khỏi. Nguyên nhân là do thân nhiệt cơ thể tăng cùng với sự thay đổi nội tiết tố khiến cho da của các mẹ bầu luôn ẩm ướt. Điều này khiến cho vùng lưng, ngực, tay, chân, bụng… của mẹ bầu bị nổi nhiều mụn nước li ti kèm theo ngứa ngáy.
Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước là triệu chứng của nhiều bệnh
- Rôm sảy: Rôm sảy không chỉ xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh mà mẹ bầu cũng thường gặp phải.
- Viêm nang lông: Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở 3 tháng cuối thai kỳ với các mụn nước ở vai, lưng, ngực…
- Viêm da bọng nước: Đây là căn bệnh gây ra các loại mụn nước gây ngứa ngáy rất khó chịu. Các mẹ mang thai ở tuần 20 – 21 sẽ thường gặp căn bệnh này ở vùng rốn, đùi, bụng, lòng bàn tay chân.
- Mụn rộp sinh dục: Các mụn nước xuất hiện ở cổ tử cung, môi bé, môi lớn âm đạo, hậu môn, mông, đùi… thường lây qua đường tình dục hoặc tiếp xúc với dịch nhầy của người bệnh. Căn bệnh này rất nguy hiểm đối với thai nhi, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc chứng dị tật ở trẻ.
Lưu ý với mụn nước đơn thuần ở cơ quan sinh dục
Mụn nước đơn thuần hay còn gọi là mụn rộp sinh dục xuất hiện ở cơ quan sinh sản của thai phụ là một bệnh ngoài da do vi-rút mụn nước gây ra và có 2 thể chính: Vi-rút Herpes simplex 1 (HSV1) có nguồn gốc là virus gây chốc mép. Virus herpes 2 (HSV2) phát triển ở niêm mạc cơ quan sinh dục.
Bệnh lây lan qua đường tình dục. Mụn xuất hiện nhiều ở đùi, cổ tử cung, âm đạo, môi âm đạo của bà bầu. Triệu chứng là xuất hiện ban đỏ và có cảm giác bỏng rát cục bộ, tiếp theo là những chỗ ban đỏ phát triển thành những nốt nhỏ màu đỏ, kèm theo ngứa, nhanh chóng biến thành những mụn nước nhỏ, đầy nước. Nếu để bệnh phát triển đến tử cung có thể gây hoại tử kèm theo đi tiểu, bụng dưới đau âm ỉ, người bị nặng có thể đau đầu, nôn.
Bệnh nguy hiểm với bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể dẫn đến thai nhi phát triển dị thường, sảy thai, đẻ non hoặc thai chết lưu. Nếu thai nhi được sinh ra thì cũng có thể có nhiều mụn nước đơn thuần bẩm sinh dễ bị bệnh động kinh, đồng thời kèm theo lá gan to.
Cách điều trị ngứa và nổi mụn nước cho bà bầu
Khi bà bầu bị ngứa nổi mề đay hay nổi mụn nước kéo dài và không được thuyên giảm thì tốt nhất nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời và có cách điều trị tốt nhất.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định liều thuốc uống phù hợp cũng như thuốc bôi ngoài da đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai nhi.
Lời khuyên trong quá trình điều trị và cải thiện tình trạng bà bầu bị ngứa và nổi mụn nước đó là không nên gãi. Bởi gãi không có lợi ích mà ngược lại còn khiến cho da bạn dễ bị tổn thương, gây nhiễm trùng.
Cách phòng ngừa và khắc phục bị mụn nước khi mang thai tại nhà
Khi bị ngứa ngáy và nổi mụn nước, mẹ bầu nên hạn chế gãi và nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh các vết mụn bị vỡ gây viêm nhiễm.
Nên tránh ra các loại kem dưỡng, mỹ phẩm hóa học có các thành phần gây kích ứng da.
Trong khi tắm, không nên chà xát da quá mạnh, không ngâm mình quá lâu trong nước vì có thể gây cảm và khiến các vết mụn bị vỡ ra.
Đồng thời, mẹ bầu còn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ với nhiều rau tươi và trái cây để tăng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên hạn chế thức ăn cay nóng để máu lưu thông tốt, giảm ngứa khi mang thai.
Ngoài ra, chị em nên nấu các loại nước từ lá cây như trà xanh hay kinh giới để tắm sẽ giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng và làm dịu cơn ngứa khó chịu.
Như vậy, với các chia sẻ này, các mẹ đã biết khi bị ngứa và nổi mụn nước phải làm sao rồi. Hãy lưu lại và kịp áp dụng khi cần thiết nhé.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!