Bổ sung axit folic cho bà bầu là vấn đề luôn được các bác sĩ tư vấn khi mẹ bầu đi khám thai. Đây là một loại axit rất quan trọng đóng vai trò phát triển hệ thần kinh và nhiều bộ phận khác của thai nhi. Chính vì thế, việc bổ sung axit folic đúng cách đang rất được các bà bầu quan tâm và tìm hiểu. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu axit folic là gì và tầm quan trọng của axit folic đối với mẹ bầu nhé.
- Axit folic là gì?
- Tầm quan trọng của axit folic đối với mẹ bầu
- Các loại thực phẩm giúp bà bầu bổ sung axit folic
Axit folic là gì?
Axit folic hay còn được gọi là folat và còn được biết đến rộng rãi hơn với tên vitamin B9. Axit folic là một trong 13 loại vitamin mà cơ thể chúng ta cần được bổ sung hằng ngày và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu cà có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tổng hợp DNA và RNA (quá trình phân chia và nhân đôi tế bào). Ngoài ra, nếu thiếu axit folic các chị em sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.
Đặc biệt ở bà bầu, nhu cầu về axit folic tăng cao gấp 4 lần người bình thường. Nếu không cung cấp đủ axit folic sẽ gây ra tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Chính vì thế việc bổ sung axit folic cho bà bầu cần được theo dõi và có lịch trình để đảm bảo sự phát triển của thai nhi được hoàn thiện nhất. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia về dinh dưỡng nếu đã xác định mình sắp mang thai thì việc mẹ nên làm đầu tiên là bổ sung đầy đủ axit folic trong 3 tháng trước khi mang thai để đảm bảo nhu cầu khi bắt đầu mang thai.
Tầm quan trọng của axit folic đối với mẹ bầu
- Khi bổ sung axit folic từ thực phẩm, mẹ sẽ phòng tránh được 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi trong quá trình mang thai. Đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ, việc bổ sung axit folic từ thực phẩm có vai trò rất quan trọng cho sự hình thành cơ quan não bộ của bé
- Axit folic tham gia quá trình vận hành của những cơ quan thiết yếu, cụ thể là tổng hợp nucleotide, tổng hợp và sửa chữa DHA. Đồng thời, mẹ thường xuyên bổ sung axit folic từ thực phẩm cũng góp phần tạo ra các tế bào máu đỏ và phòng chống thiếu máu hiệu quả.
Axit folic trong thực phẩm khá an toàn và tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi
Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp thắc mắc mẹ bầu ăn bò khô được không
Các loại thực phẩm giúp bổ sung axit folic cho bà bầu
Vậy ăn gì để bổ sung axit folic, giúp bà bầu khoẻ mạnh và thai thai nhi phát triển toàn diện? Hãy tham khảo ngay những nhóm thực phẩm giàu chất axitfolic dưới đây nhé!
Bông cải xanh, súp lơ xanh, bắp cải
- Bông cải xanh, bắp cải, súp lơ là những thực phẩm xếp đầu bảng
- Trung bình 1/2 bát cung cấp 51mg axit folic, những loại thực phẩm này rất hợp cho phụ nữ mang thai vì dễ ăn, dễ tiêu hóa, không gây phản ứng phụ và có sẵn
- Nhóm thực phẩm này còn cung cấp nhiều dưỡng chất cơ bản khác. Mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn theo sở thích của mỗi người.
Một trong những thực phẩm giàu axit folic phải kể đến đó là bông cải xanh
Bí đao
- Bí đao được xem là nguồn cung cấp axit folic rất phong phú và dồi dào. Một bát bí đao có thể cung cấp 15% lượng nhu cầu axit folic cho cơ thể mỗi ngày
- Không những thế, bí đao còn giàu vitamin B1, vitamin C, vitamin B6, niacin, pantothenic acid, kali và chất xơ. Giống như bông cải xanh, bí đao mùa đông rất giàu dưỡng chất, không để lại phản ứng phụ và dễ ăn cho tất cả mọi đối tượng.
Nấm
- Các loại nấm nói chung rất giàu axit folic, protein, vitamin, khoáng chất, acid amin, các chất chống oxy hóa và kháng sinh
- Nấm là món ăn có hàm lượng mỡ, cholesterol, carbohydrate thấp nên rất phù hợp với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, nấm còn có công dụng làm giảm mỡ máu (cholesterol), hạn chế bệnh ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, tăng cường hệ miễn dịch
- Mẹ có thể chế biến nấm làm súp, salad, xào nấm, hầm thịt hoặc làm món khai vị. Tuy ngon miệng nhưng mẹ cần tìm hiểu thêm kinh nghiệm khi sử dụng nấm để phòng tránh sự cố nhiễm độc.
Ớt chuông
- Ớt chuông là thực phẩm giàu folate và axit folic vừa ngon lại dễ tìm. Một bát nhỏ 92g ớt chuông cung cấp cho cơ thể 10,5% nhu cầu axit folic cần thiết mỗi ngày
- Ngoài ra, ớt chuông giàu vitamin B1, C, B6, mangan, kali, chất xơ, tryptophan và các chất oxy hóa khác
- Ớt chuông có nhiều màu sắc khác nhau, thường là ớt ngọt, dễ tiêu thụ, có mùi vị thơm và chế biến được nhiều món, có thể ăn sống hoặc chế biến theo sở thích của từng mẹ.
Đậu và các loại cây họ đậu
- Các loại đậu đa dạng như: đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu nành, đậu ván, đậu lima… rất giàu axit folic và là nguồn cung cấp chất đạm, khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể mẹ bầu
- Trung bình, 30g đậu cung cấp 8% nhu cầu axit folic cho cơ thể mẹ bầu mỗi ngày.
Mùi tây
- Loại rau này không chỉ tăng hương vị cho thức ăn mà còn có nhiều lợi ích to lớn cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Trong đó, axit folic, các chất chống oxy hóa như luteolin, vitamin C, vitamin A và nhiều vi chất khác có tác dụng chống ung thư, kháng viêm và tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch
- Vì lợi ích này mà mùi tây được xếp vào nhóm thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người mà không để lại những tác dụng xấu.
Hoa quả và nước ép trái cây
- Trái cây không những sẵn có mà còn giàu axit folic và rất tốt cho sức khỏe của mẹ. Vì thế, mẹ nên ăn hằng ngày. Hoa quả trái cây còn bổ sung thêm nước, vitamin C và nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe cũng như sắc đẹp của mẹ
- Một số loại trái cây có nguồn axit folic dồi dào có thể kể đến là chuối, dưa hấu, chanh, cam, bưởi, nhóm quả mọng, cà chua (ở dạng nước tươi hay nước ép đóng hộp).
Nước ép trái cây cam và một số loại trái cây vừa giàu axit folic tốt cho mẹ, khỏe cho bé
Uống kháng sinh khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh
Bật mí cách tính giới tính thai nhi có xác suất đúng cực cao
Nhóm thực phẩm dạng hạt tăng cường
- Hiện nay, thực phẩm dạng hạt tăng cường khá đa dạng như mì ống, ngũ cốc, bánh mì, ngũ cốc dùng cho bữa sáng, có thể thỏa mãn 25 – 100% nhu cầu axit folic cho cơ thể.
- Ngoài ra, đây còn là nhóm thực phẩm dạng bột an toàn, đặc biệt là phụ nữ mang thai và người già.
Lời kết
Có một điều mẹ bầu cần lưu ý axit folic cũng như các loại vitamin khác đều rất dễ bị phân hủy khi nấu. Do đó, khi chế biến thực phẩm giàu axit folic, mẹ nên hấp, sử dụng lò vi sóng, hoặc xào với lửa nhỏ, không nên chế biến quá kỹ có thể khiến thực phẩm hao hụt đi lượng dinh dưỡng quý giá. Thông qua bài viết, hy vọng việc bổ sung axit folic cho bà bầu sẽ được quan tâm hơn. Từ đó hạn chế các vấn đề không mong muốn xảy ra trong suốt quá trình mang thai nhé.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!