Beta tăng chậm có nguy hiểm không? Khi gặp tình trạng này, mẹ nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời. Bởi nguyên nhân dẫn đến beta hCG thấp thường gặp là sảy thai hoặc hỏng trứng. Nếu mẹ bầu bị sảy thai, nồng độ HCG sẽ giảm mạnh sau đó sẽ trở lại bình thường sau đó từ 4 – 6 tuần.
- Nồng độ Beta hCG trong thời kỳ mang thai thay đổi như thế nào?
- Chỉ số beta tăng chậm là vì sao? Một số nguyên nhân khiến chỉ số Beta HCG thấp
- Mức độ hCG như thế nào là chuẩn?
- Nồng độ hCG thấp có nói lên được là mẹ đã bị sảy thai hay không?
- Cách điều trị nồng độ HCG thấp
- Mẹ cần ăn gì để tăng Beta HCG?
Nồng độ Beta hCG trong thời kỳ mang thai thay đổi như thế nào?
Nồng độ hCG sẽ tăng dần trong khoảng 10-12 tuần đầu mang thai và sau đó có xu hướng ổn định, hoặc thậm chí sẽ giảm xuống. Đây là lý do tại sao trong 3 tháng đầu các triệu chứng nghén lại nặng hơn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Bạn có thể chưa biết:
Xét nghiệm beta Hcg – Tốt và chính xác hơn que thử thai
Trong thời kỳ đầu mang thai nồng độ hCG thường tăng gấp đôi trong vòng 2-3 ngày. Việc tăng giảm này cũng còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và còn phụ thuộc vào việc mang thai đơn hay đa thai. Phản ứng cơ thể với việc mang thai của mỗi người là khác nhau, không ai giống ai.
Nếu nồng độ hCG này cao ngay từ lúc đầu, điều đó không có nghĩa là chúng sẽ tiếp tục tăng cao thêm nữa về sau. Với những bà bầu mà nồng độ hCG chậm tăng thì tốc độ tăng sẽ nhanh hơn những bà bầu khác. Cơ thể người phụ nữ thường có một cơ chế tự điều chỉnh hGG ở mức thích hợp.
Beta tăng chậm có nguy hiểm không?
Beta tăng chậm là vì sao? Một số nguyên nhân khiến chỉ số Beta HCG thấp
– Mẹ bầu tính tuổi thai không chính xác. Chính vì vậy, khi tiến hành xét nghiệm, có thể chỉ số hCG có sự chênh lệch so với cách tính tuổi thai của mẹ bầu.
– Beta tăng chậm có nguy hiểm không? Mẹ bầu có nguy cơ sảy thai hoặc hỏng trứng. Đây được cho là nguyên nhân beta hCG thấp khá thường gặp. Nếu mẹ bầu bị sảy thai, nồng độ HCG sẽ giảm mạnh sau đó sẽ trở lại bình thường sau đó từ 4 – 6 tuần.
– Nguy cơ mang thai lạc vị cao. Khi mẹ bầu mang thai ngoài tử cung, chỉ số hCG ghi nhận được cũng sẽ thấp hơn so với bình thường.
Thai ngoài tử cung là thay vì làm tổ trong tử cung thì thai lại nằm ở các vị trí bên ngoài như vòi tử cung, trong buồng trứng, cổ tử cung,…Đây là một tình trạng sản khoa gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ bầu.
Khi có tình trạng thai ngoài tử cung, nồng độ hcg thấp hơn so với mang thai bình thường. Các dấu hiệu của thai ngoài tử cung mà mẹ có thể nhận biết là chậm kinh, ra máu âm đạo bất thường, đau bụng kéo dài, âm ỉ, mức độ đau bụng ngày một tăng dần,… Để chẩn đoán thai ngoài tử cung, ngoài phương pháp đo nồng độ hCG, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò qua đường âm đạo để xác định vị trí túi thai.
Chỉ số beta hCG thai ngoài tử cung là bao nhiêu? Trong thai ngoài tử cung, nồng độ beta hCG rất dao động. Mặc dù thai ngoài tử cung thường được ghi nhận với nồng độ beta hCG < 15 mUI/ml nhưng thực tế đây là một nồng độ chỉ số bất thường, phản ánh thai đã thoái hóa.
Mức độ hCG như thế nào là chuẩn?
Tùy thuộc vào tuổi của thai nhi mà hàm lượng hCG trong cơ thể người mẹ phải đạt được một mức nhất định. Các bác sĩ sẽ sử dụng một biểu đồ tiêu chuẩn để đánh giá hàm lượng hCG theo tuổi thai có nằm trong phạm vi bình thường không, beta tăng chậm hay không.
Nếu thấy chỉ số này không nằm trong phạm vi bình thường, các bác sĩ sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến việc chỉ số hCG tăng hoặc giảm. Chỉ số này cũng được coi là một trong những yếu tố đánh giá về tình trạng của thai nhi trong bụng mẹ.
Nồng độ beta hCG được tính theo đơn vị mIU/ml (milli-international unit / mili-lit). Theo đó, chỉ số hCG được theo dõi từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
Ăn gì để tăng Beta hCG
Dưới đây là chi tiết nồng độ hcg theo tuổi thai chuẩn nhất để mẹ bầu có thể tham khảo và đối chiếu.
- Thai 3 tuần: Chỉ số bình thường ở mức: 5-50 mIU/ml
- Thai 4 tuần: Chỉ số bình thường ở mức: 5-426 mIU/ml
- Ở tuần thai thứ 5: Chỉ số bình thường ở mức: 18-7,340 mIU/ml
- Tuần thai thứ 6: Chỉ số bình thường ở mức: 1,080-56,500 mIU/ml
- Từ tuần thai thứ 7 đến 8: Chỉ số bình thường ở mức: 7,650-229,000 mIU/ml
- Tuần thai thứ 9-12 tuần: Chỉ số bình thường ở mức: 25,700-288,000 mIU/ml
- Từ tuần thứ 13-16: chỉ số dao động ở mức: 13,300-254,000 mIU/ml
- Tuần thứ 17 đến 24: chỉ số dao động ở mức: 4,060-165,400 mIU/ml
- Từ 25-40 tuần: chỉ số bình thường ở mức: 3,640-117,000 mIU/ml
- Cuối cùng, từ 4-6 tuần sau sinh: mức Beta HCG sẽ về < 5 mIU/ml
Bạn có thể chưa biết:
Dọa sảy thai là gì? Phải chăm sóc như thế nào khi doạ sảy thai?
Nồng độ hCG thấp có nói lên được là mẹ đã bị sảy thai hay không?
Nồng độ hCG thấp có nói lên được là mẹ đã bị sảy thai hay không?
Trong giai đoạn đầu, khi bạn vừa mới thụ thai mà thấy nồng độ Beta HCG thấp hay Beta tăng chậm thì cũng không nên quá lo lắng, bởi trong giai đoạn này chỉ số vẫn chưa kịp tăng cao. Tuy nhiên trong các giai đoạn sau, nếu kiểm tra Beta hCG thấp thì mẹ bầu nên đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác nhất tình trạng hiện tại của thai nhi, bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi có gì đó không ổn.
Trong trường hợp nếu mẹ bầu bị sảy thai, chỉ số Beta HCG sẽ giảm mạnh, sau đó dần trở lại bình thường vào khoảng từ 4-6 tuần sau đó. Ở những người có nồng độ hCG ban đầu cao, sẽ phải mất thời gian dài để nồng độ hCG trở về như ban đầu.
Tất nhiên không phải lúc nào nồng độ hCG giảm cũng là do sảy thai, tuy nhiên nó dự đoán điều bất thường xảy ra với thai nhi nên mẹ cần phải hết sức chú ý.
Cách điều trị nồng độ HCG thấp
Theo Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng:
“ Trường hợp chỉ số HCG thấp không thể điều trị được. Có hai cách xử lý khi thai phụ bị HCG thấp:
– Thai phụ không may bị sảy thai, thì lúc này cần phải điều trị ngay và thật cẩn thận để loại bỏ các mô thai còn sót lại. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị phù hợp với thai phụ như: sử dụng thuốc để đẩy thai ra ngoài hoặc phải can thiệp bằng thủ thuật nạo hút.
– Thai phụ bị thai ngoài tử cung, tương tự như trường hợp trên, sẽ có nhiều phương pháp được bác sĩ lựa chọn tùy vào tình trạng của thai phụ: nếu khối thai có kích thước còn nhỏ và chưa vỡ, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc để thai tự tiêu, nếu thai có kích thước lớn phải dùng phương pháp phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.”
Hiện tại trên thị trường có nhiều sản phẩm được quảng cáo giúp làm tăng nồng độ hCG, mẹ bầu tuyệt đối không nên mua các sản phẩm chưa được cấp phép này. Bởi đây là loại hormone mà mẹ không thể tự ý điều chỉnh tăng hoặc giảm, nó phải ở mức cân bằng để cơ thể mẹ bầu được khỏe mạnh. Cách tốt nhất là mẹ nên để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh nếu cần thiết. Trong suốt thai kỳ, mẹ chỉ nên dùng các loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Mẹ cần ăn gì để tăng Beta HCG?
Ăn gì để tăng Beta hCG?
Trên thực tế, để có một thai kỳ khoẻ mạnh, mẹ bầu nên tích cực bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Vitamin A, B, C, D đều rất quan trọng.
Bên cạnh đó là các loại thực phẩm có chứa Axit Folic, DHA cũng đều tốt cho sức khoẻ thai nhi và mẹ bầu.
Ăn gì để nồng độ HCG cao? Rau xanh và các loại nước uống có lợi cho thai kỳ được bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung trong suốt thai kỳ chứ không chỉ riêng giai đoạn đầu, giữa hay cuối.
Ngoài ra, việc giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ cũng là chất xúc tác vô cùng hữu ích cho mẹ bầu để có một thai kỳ khoẻ mạnh.
Nguồn tham khảo: Các nguy cơ có thể gặp khi chỉ số HCG thấp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!