3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì để thai nhi phát triển tốt nhất? Dưới đây là 6 nhóm dưỡng chất cùng các thực phẩm tốt nhất cho phát triển não bộ của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên.
3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì
Khi một người phụ nữ mang thai, dinh dưỡng chiếm tới 90 % vai trò quyết định tới phát triển thể chất và não bộ tốt nhất của một em bé.
Đặc điểm quá trình lớn lên của thai nhi lúc này là con cần vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sự phát triển của não và hệ cơ xương đang bắt đầu hình thành.
Mẹ bầu không cần thiết phải nạp nhiều năng lượng để bé tăng cân, thay vào đó cần chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng giúp con hình thành hệ thống thần kinh, đồng thời bổ sung các chất cần thiết giúp hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh như canxi và sắt.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu – Các chất quan trọng mẹ cần lưu ý
1. Acid folic
Axit folic là một trong những vitamin nhóm B, nó có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh. Thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi.
Ống thần kinh của thai nhi phát triển từ rất sớm, vào tuần thứ 3 của thai kỳ, mà khi đó người mẹ còn chưa biết mình đã có thai. Vì thế, theo các bác sĩ, nếu bạn dự định mang thai, cần bổ sung axit folic ít nhất trước 3 tháng khi có kế hoạch bầu bí bằng các thực phẩm giàu axit folic và viên uống bổ sung axit folic.
Lượng axit folic cần bổ sung cho bà bầu theo từng thời kỳ như sau:
- Giai đoạn chuẩn bị mang thai là 400 mcg/ngày
- Khi mang thai 600 mcg/ngày
Ngoài viên uống bổ sung theo đơn kê của bác sĩ, mẹ bầu nên ăn thêm các thực phẩm:
- Rau màu xanh đậm: Súp lơ, cải bó xôi, măng tây, bắp cải, rau mầm, …
- Hoa quả, đặc biệt là quả bơ và cam
- Lòng đỏ trứng gà
- Ngũ cốc nguyên hạt: ngô, yến mạch, gạo lứt, …
2. Thời kỳ đầu mang thai nên ăn gì – bổ sung canxi đúng cách
Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ canxi theo yêu cầu từng giai đoạn để tránh bị loãng xương, sinh con khỏe mạnh, không bị còi xương, sinh thiếu tháng, sức đề kháng kém.
Mẹ bầu thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, … Còn đối với thai thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, …
Lượng canxi cần bổ sung cho bà bầu theo từng thời kỳ như sau:
- Trong 3 tháng đầu là 800mg
- 3 tháng giữa là 1.000mg
- Tới 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển
Ngoài viên uống bổ sung theo đơn kê của bác sĩ, mẹ bầu nên ăn thêm các thực phẩm:
- Sữa và chế phẩm từ sữa (đặc biệt là phô mai và sữa chua)
- Các loại đậu như đậu trắng, đậu đỏ, …
- Tôm, cua, cá đồng
- Các loại hạt như hạnh nhân, hạt bí, …
- Rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn, rau dền, …
- Đậu phụ
- Cam
3. Sắt
Thông thường một người phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần nhiều máu hơn so với bình thường, điều này giúp tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi.
Phụ nữ mang thai bị thiếu máu (do thiếu sắt) sẽ có cảm giác chán ăn, khó ngủ, người mệt mỏi vì lượng oxy lên não cũng như các tế bào trong cơ thể là rất ít. Thiếu sắt còn là nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của mẹ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao thiếu máu, dẫn đến tình trạng sức khỏe kém.
Khi biết mình đã mang thai, bạn nên sử dụng viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều uống bổ sung là 60mg sắt.
Ngoài viên uống bổ sung theo đơn kê của bác sĩ, mẹ bầu nên ăn thêm các thực phẩm:
- Sắt có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ như tim, gan
- Thịt gia cầm
- Cá
- Nghêu
- Hàu
- Lòng đỏ trứng; các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô
4. 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì – Choline, dưỡng chất giúp phát triển hệ thần kinh
Một người mẹ nhận đủ Choline khi mang bầu sẽ giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và học tập ở bé, ngoài ra, đủ Choline ở bà bầu có thể giúp bảo vệ bé sơ sinh khỏi dị tật ống thần kinh (giống như đủ axit folic). Hàm lượng choline mỗi ngày là 450mg cho phụ nữ đang mang thai và 550mg cho phụ nữ sau sinh.
Mẹ bầu có thể bổ sung Choline thông qua các loại thực phẩm như:
- Trứng
- Các loại thịt như thịt bò, gà, lợn, …
- Cá như cá hồi, cá rô phi, …
- Rau xanh
- Các loại đậu: Đậu gà, đậu hạt, đậu xanh
- Sữa và sô-cô-la
5. Vitamin B12
Cùng với Sắt, Acid Folic thì vitamin B12 là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Lượng vitamin B12 cần cho phụ nữ mang thai hàng ngày chỉ khoảng 2,6 mcg. Vitamin B12 có nguồn gốc chủ yếu từ nguồn thức ăn động vật.
Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin B12 thông qua các loại thực phẩm như:
- Ngao, hàu, trai
- Cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá hồi
- Cua, tôm hùm, tôm
- Thịt bò
- Trứng
- Sữa
- Phô mai
- Sữa chua
6. Omega-3
Axit béo Omega 3 gồm ba loại dưỡng chất: DHA (acid Docosahexanoic), EAP (acid Eicosapentaenoic), ALA (acid Alpha-Linolenic) sẽ được chuyển hóa thành EPA và DHA khi vào trong cơ thể.
DHA hỗ trợ cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh trung ương, mắt; trong khi EPA hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch, tim mạch cho thai nhi.
Bà bầu bổ sung đầy đủ Omega 3 không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ còn tác động tích cực tới sự phát triển của con yêu.
Để bổ sung Omega 3 tiện lợi và đầy đủ nhất, mẹ bầu có thể sử dụng viên uống bổ sung Omega 3. Cách này cũng giúp hạn chế nguy cơ nhiễm độc từ các nguồn thực phẩm không an toàn cho mẹ bầu.
Mẹ bầu có thể bổ sung Omega-3 thông qua các loại thực phẩm như:
- Cá hồi, cá ngừ, cá mòi
- Các nguồn thực phẩm khác như trứng, sữa cho bà bầu, sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành, dầu cá, đậu phụ, tôm, súp lơ, bắp cải, rau chân vịt, quả óc chó, hạt hạnh nhân, bí ngô, …
Với những hướng dẫn chi tiết và khoa học về chế độ dinh dưỡng của 3 tháng đầu như trên, chúc mẹ bầu luôn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!