Xây dựng tính kỷ luật ở trẻ chưa bao giờ thực sự dễ dàng. Cha mẹ thường dễ nuông chiều con cái và luôn cố gắng đáp ứng mọi thứ chúng thích. Tuy nhiên, điều chúng ta cần làm đó là dạy bé phân biệt những điều phải trái và có cách cư xử đúng mực. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ rèn tính kỷ luật cho trẻ nhưng vẫn duy trì được tình cảm gắn kết với con yêu.
Sự cần thiết của việc xây dựng tính kỷ luật ở trẻ
Bất cứ khi nào con trai 1 tuổi của tôi, Luke đang ở gần những viên đá. Cậu thường thích nhét chúng vào miệng. Và khi nhìn thấy con mèo đi qua, cậu nhóc thường đá vào người thay vì vuốt ve nó. Những khoảnh khắc như vậy có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đôi khi tôi bị bối rối vì không biết phải cư xử với con như thế nào.
Ở độ tuổi này, kỷ luật hầu như không có tác dụng với trẻ. Vậy chúng ta nên làm gì và áp dụng những phương pháp giáo dục rèn luyện trẻ thế nào cho phù hợp? Cha mẹ cần hướng dẫn con học về sự kỷ luật sao cho đúng cách. Trẻ cần biết được rằng một số hành vi thế nào được xem là không an toàn và phù hợp.
Điều cuối cùng, bạn nên nhớ xây dựng tính kỷ luật là một quá trình lâu dài. Tuy nhiên khi nó được thực hiện tốt, đó sẽ là một trải nghiệm tích cực bổ ích cho bé.
Kỷ luật ở trẻ được thiết lập như thế nào?
Chiến lược hình thành những hành vi và thói quen tốt cho trẻ
Theo các chuyên gia, việc đặt ra giới hạn, xây dựng hành vi tốt và loại bỏ các hành vi ít mong muốn có thể bắt đầu khi con bạn còn nhỏ. Judith Myers-Walls, phó giáo sư về phát triển trẻ em và nghiên cứu gia đình tại Đại học Purdue ở Lafayette, Indiana nói: “Có những điều trẻ cần phải học về một số việc không được làm. Chẳng hạn như nhổ tóc”.
Trẻ cần được rèn luyện và phát huy những hành vi và thói quen tốt
Trẻ có khả năng hiểu ngôn ngữ, trí nhớ và sự chú ý còn hạn chế. Vì vậy, chiến lược tốt nhất để xây dựng tính kỷ luật sớm là định hướng cho trẻ. Đánh lạc hướng và lờ đi là hai chiến lược rất hiệu quả.
Ví dụ, nếu đứa con 4 tháng tuổi của bạn luôn thích vuốt tóc, bạn sẽ làm gì? Bạn có thể nhẹ nhàng gỡ tay của con ra, hôn nó và hướng sự chú ý của trẻ sang những thứ khác. Chẳng hạn như tiếng động hay các món đồ chơi.
Cha mẹ nên ứng xử như thế nào?
Tất nhiên,bạn cũng không thể bỏ qua những hành vi có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ có thể khó chịu về những hành vi này. Điều quan trọng là họ cần biết tiết chế và không cư xử một cách thái quá.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy có 39% cha mẹ nghĩ rằng con mình đang cố tình trêu chọc khi liên tục đổi các kênh tivi họ đang xem. Theo Nancy Samalin tác giả cuốn sách “Loving Without Spoiling”, một số phụ huynh tỏ ra thất vọng khi một đứa trẻ có những hành vi như vậy.
Thực tế, điều tốt nhất cha mẹ nên làm là duy trì thái độ bình tĩnh và kiên định với những gì bạn đang làm.
Dạy về kỷ luật cho trẻ trong giai đoạn 8 đến 12 tháng
Đặc trưng tính cách ở trẻ 8 tháng tuổi
Khi bé được 8 tháng tuổi, cha mẹ cần nghĩ đến việc thiết lập những giới hạn cho trẻ. Một đứa trẻ ở tầm tuổi này luôn tò mò và muốn khám phá. Chúng không hề có khái niệm về những gì nên và không nên làm.
Vì vậy, nếu bạn không muốn nó chạm vào thứ gì đó, hãy đặt nó ra khỏi tầm với của trẻ. Đồng thời để những món đồ thân thiện với trẻ em tại vị trí trung tâm. Các chuyên gia cho biết đây là cách tốt nhất để giúp con bạn tránh khỏi rắc rối. Từ đó, giúp cho việc tuân thủ các quy tắc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Phương pháp rèn kỷ luật cho trẻ trong năm đầu tiên
Nhiều người thường nói “không ” khi thấy đứa trẻ nghịch ngợm. Nhưng, thật không may, đó không phải là một phương pháp phù hợp cho trẻ ở độ tuổi này. Trẻ có thể hiểu giọng điệu của bạn rằng “không” có nghĩa là một cái gì đó khác với “Tôi yêu bạn”. Tuy nhiên, bé lại không hiểu ý nghĩa thực sự của từ này.
Giai đoạn 8 tháng tuổi, trẻ thường tò mò và thích khám phá
Bạn có thể sử dụng một số kỹ thuật khác như Cristina Soto đã áp dụng với con gái. “Bắt đầu từ khoảng 8, 9 tháng, mỗi khi con gái Sonia của tôi đến gần một cửa hàng, tôi sẽ nói: Aah aaah! với giọng nói tinh nghịch đáng sợ để bé dừng lại và nhìn tôi. Tôi vẫn tiếp tục làm việc đó. Cho tới một ngày, bé đi qua một cửa hàng, chỉ tay và nói Aah aaah! với tôi.”
Xây dựng tính kỷ luật cho trẻ giai đoạn 12 đến 24 tháng
Tìm hiểu tâm lý của trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Trong độ tuổi này, các kỹ năng giao tiếp của con bạn đang phát triển. Vì vậy, bạn có thể bắt đầu giải thích các quy tắc cơ bản cho trẻ. Ví dụ như không được kéo đuôi mèo chẳng hạn. Bạn cũng có thể bắt đầu sử dụng những từ phủ định trong các tình huống nghiêm trọng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng chúng quá nhiều. Như vậy, sẽ cho việc giáo dục trẻ không còn phát huy tác dụng như mong muốn.
Lúc này, kỹ năng vận động của trẻ cũng đang dần hoàn thiện. Trẻ sẽ cảm thấy vui mừng với những thứ mình tự làm. Hay thất vọng chỉ vì chúng không thể làm tất cả những điều mình thích.
Cơn giận dữ ở trẻ nhỏ và lời khuyên cho cha mẹ
Giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, trẻ thường xuyên tỏ ra giận dữ. Điều đó đòi hỏi bạn phải có những phản ứng nhanh chóng và cách hành xử thông minh. Theo Claire Lerner, một chuyên gia phát triển trẻ em tại Zero to Three: “Bạn phải thực sự hiểu con mình nghĩ gì”. Một số trẻ lấy lại sự bình tĩnh nhanh chóng khi chúng bị phân tâm. Những trẻ khác thì cần có một cái ôm ấm áp.
Mẹ nên nói chuyện cùng bé để giúp con bình tĩnh hơn
Trong trường hợp cơn giận dữ kéo dài, hãy đưa trẻ ra ngoài và nhẹ nhàng giải thích cho trẻ cho đến khi trẻ hiểu và bình tĩnh trở lại. Sự thất vọng được bắt nguồn từ việc trẻ không thể giao tiếp và chia sẻ cảm xúc với người lớn. Xây dựng tính kỷ luật giống như việc thiết lập một kịch bản cho trẻ về những việc không nên làm. Sau đó, chuyển hướng bé đến một hoạt động thích hợp hơn.
Ví dụ, nếu bé đánh bạn vì thay tã trong lúc bé đang chơi. Lúc đó, mẹ hãy bình tĩnh nói với bé đừng làm như vậy sẽ làm cho mình đau. Và có thể đưa cho bé một món đồ chơi bé có thể chơi trong lúc bạn quấn tã.
Rèn tính kỷ luật cho trẻ 24 đến 36 tháng
Những thay đổi ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi
Hai năm đánh dấu bước ngoặt lớn về ý thức và tính kỷ luật ở trẻ khi bắt đầu đi học ở trường. Chia sẻ đồ chơi, giờ giấc và sự chú ý là những vấn đề rất khó đối với trẻ ở giai đoạn này.
Trẻ bắt đầu hiểu được những yêu cầu đơn giản, sự đồng cảm, nguyên nhân và kết quả. Vì vậy, bạn có thể sử dụng các khái niệm này khi rèn tính kỷ luật cho bé. Ví dụ, nếu bé lấy bút màu của bạn, mẹ có thể nói: “ Chúng ta không nên lấy bút màu của Billy vì nó sẽ khiến cậu ấy cảm thấy không vui”. Sau đó, cho bé một cây bút chì tương tự để chơi.
Chìa khóa dạy con dành cho các bậc phụ huynh
Một chìa khóa để xây dựng tính kỷ luật ở trẻ là giữ cho mọi thứ đơn giản nhất có thể. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Susan G. O’Leary, Tiến sĩ, giáo sư tâm lý học tại Đại học New York tại Stony Brook, những bà mẹ thường xuyên khiển trách trẻ dạy con kém hiệu quả hơn những người không hay trách mắng.
Đối với mỗi đứa trẻ sẽ có những phương pháp giáo dục khác nhau
Susan Simmons ở South Riding, Virginia, mẹ của bé Mia 2,5 tuổi cho biết: “Khi Mia được 2 tuổi, tôi bắt đầu giải thích cho bé về việc tại sao con không thể làm gì đó. Nhưng, tôi nhận ra bé không hiểu gì cả. Nếu Mia muốn ăn kem trước bữa tối, tôi chỉ cần nói: Con không thể ăn nó bây giờ và để lại”.
Tính cách ở mỗi đứa trẻ là khác nhau. Vì vậy, trên thực tế không có một phương pháp kỷ luật nào có thể áp dụng chung cho tất cả. Bạn nên lắng nghe và tìm hiểu con thực sự muốn gì. Điều đó sẽ giúp bạn tìm ra được cách dạy con đúng đắn và phù hợp nhất.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!