Có bầu xăm môi được không? Chuyên gia y tế cho biết mẹ mang thai không nên xăm môi để tránh những rủi ro có thể xảy đến cho sức khỏe của mẹ và bé. Trong bài viết các mẹ sẽ nắm được những thông tin cơ bản nhất về:
- Xăm môi và những rủi ro khi xăm môi lúc mang thai
- Đang mang thai có được xăm môi không?
- Ý kiến của bác sĩ ra sao?
Xăm môi là gì?
Xăm môi là kỹ thuật thẩm mĩ đưa mực xăm vào biểu bì nhằm thay đổi sắc tố môi, nhằm khắc phục các khuyết điểm phổ biến như: môi lệch, viền môi mờ nhạt, các vết thâm sẹo ở môi… Hai kỹ thuật phun và xăm môi có chung nguyên lý hoạt động, tuy nhiên xăm ra đời trước và khá thô sơ. Mũi kim sử dụng trong quá trình xăm có kích thước lớn, đâm sâu vào lớp da môi có thể tác động tới các dây thần kinh gây ra biến chứng không mong muốn như phù nề, sưng đau, nhiễm trùng…
Xăm môi là kỹ thuật làm đẹp giúp đôi môi hồng hào tươi tắn hơn (Nguồn ảnh: iStock)
Bạn có thể chưa biết:
Sau sinh bao lâu được phun môi để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé?
Mẹ bầu phun môi được không và những biến chứng bạn phải đề phòng
Những rủi ro mẹ mang thai phải đối mặt khi xăm môi
Nhiễm trùng tại chỗ xăm
Sưng, tấy đỏ kéo dài, chảy máu, nổi mụn, môi bị tụ mủ là những hậu họa khó lường sau khi xăm môi, bên cạnh biểu hiện hay gặp như sưng nề trong vài ngày đầu tùy cơ địa của từng người. Thông thường, nếu sưng khoảng 2 – 3 ngày bạn không cần phải lo lắng quá vì chỗ sưng sẽ tự lành. Nhưng nếu môi vẫn sưng sau 5 – 6 ngày tiếp đó thì cần đến bác sĩ để được tư vấn, điều trị. Điều này đặc biệt không tốt cho phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm trùng trong thời gian này. Việc điều trị bằng các loại kháng sinh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
Bị dị ứng với mực xăm
Dị ứng khi phun, xăm môi thường biểu hiện bằng việc da bị viêm, tróc kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Đáng lo ngại hơn, vì lợi nhuận, nhiều cơ sở phun xăm quy mô nhỏ lại hay chọn mực xăm trôi nổi, không nhãn mác. Do vậy rất dễ xảy ra tình trạng cơ thể phản ứng với mực xăm. Đặc biệt là với những khách hàng có cơ địa nhạy cảm.
Lây các bệnh truyền nhiễm
Nếu không tiệt trùng đúng cách, vật dụng, máy móc dùng trong quá trình phun, xăm có thể là nguyên nhân lây truyền các bệnh nguy hiểm như giang mai, HIV, viêm gan B, C… Nhất là khi thực hiện tại các cơ sở nhỏ không hiểu tầm quan trọng của việc khử trùng hoặc không có điều kiện khử trùng dụng cụ đầy đủ.
Không đạt được kết quả như mong muốn
Để có được làn môi đẹp với các đường nét phù hợp tổng thể khuôn mặt, màu sắc hài hòa đòi hỏi chuyên viên phun xăm không chỉ có tay nghề cao, khéo léo mà còn phải được đào tạo về kỹ thuật phun, xăm, hiểu rõ nhân tướng học. Chưa kể các rủi ro có thể gặp phải như môi không đều màu, viền môi bị lệch, màu xăm bị biến đổi không như màu mực gốc đã chọn trước đó …
Bên cạnh đó, màu môi sau khi đã phun xăm rất khó thay đổi, lâu phai, nên nếu muốn có màu môi “thời thượng” hợp với xu hướng mốt theo từng mùa, bắt buộc bạn vẫn phải dùng vận dụng đến son và mỹ phẩm.
Xăm môi có thể mang lại kết quả dưới kỳ vọng (Nguồn ảnh: iStock)
Bạn có thể chưa biết:
Sau sinh bao lâu được phun lông mày? Phương pháp này có ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không?
Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng thẩm mỹ mới sở hữu nhiều ưu điểm
Mẹ mang thai có xăm môi được không? Có bầu xăm môi được không?
Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kì, người mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Vì vậy, trong giai đoạn mang thai, bạn không nên thực hiện quá trình phun môi vì những lý do sau:
- Khi phun môi, bạn sẽ phải tiếp xúc với mực xăm. Nếu không chọn địa chỉ uy tín thì khả năng trong mực xăm chứa các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân… có thể xảy ra.
- Sau khi phun môi, bạn sẽ cần sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ như Alpha choay (chống viêm, chống phù nề) và Acyclovir (kháng vi rút). Hai sản phẩm này đều không có chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Bên cạnh đó bạn cần thoa thêm thuốc Tetracyclin giúp cho quá trình bong môi diễn ra nhanh chóng hơn. Nhưng riêng thuốc Tetracyclin là thuốc kháng sinh chống chỉ định cho phụ nữ mang thai vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và răng, làm biến đổi men răng của trẻ. May mắn là chúng chỉ được sử dụng ngoài da nên không có quá nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên để chắc chắn bạn không sử dụng là tốt nhất.
Bởi vậy, các chuyên gia khuyên chị em tốt nhất nên chờ đợi đến khi kết thúc thai kỳ rồi tiến hành làm đẹp cũng chưa muộn.
Bên cạnh xăm môi, nhiều mẹ cũng thắc mắc có được nhuộm tóc trong thai kỳ hay không (Nguồn ảnh: iStock)
Ý kiến của bác sĩ ra sao?
Theo Bác sĩ Lê Thị Thu Hải, Chuyên về Laser – Phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, mẹ mang thai không nên thực hiện các loại phẫu thuật thẩm mỹ. Ở đa số các bệnh viện và cơ sở thẩm mỹ đều thử thai cho chị em trước khi quyết định phẫu thuật thẩm mỹ nhằm ngăn ngừa khả năng chính chị em không biết đang mang thai, giúp phòng tránh biến chứng.
Với những thủ thuật thẩm mỹ không tác động quá nhiều là sửa mũi, sửa mí, tiêm cấy mỡ… cũng được khuyến cáo không nên thực hiện cho mẹ bầu.
Vậy là bạn đã được giải đáp một cách đầy đủ nhất xăm môi có ảnh hưởng đến thai nhi không. Những câu hỏi như có bầu xăm môi được không hay bà bầu có nên đi xăm lông mày là rất phổ biến vì nhu cầu làm đẹp của chị em, kể cả trong khi mang thai là hoàn toàn chính đáng. Trong quá trình mang thai không được sử dụng phấn hay son trang điểm là điều bình thường nhằm đảm bảo an toàn cho bé. Do vậy bạn chịu khó đợi sinh con xong khoảng 6 tháng là có thể xăm môi được bạn nhé!
Nguồn thông tin: Vì sao phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được phẫu thuật thẩm mỹ?Bài viết được tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia – Eva
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!