Vùng kín bé gái sơ sinh có chất màu trắng là dịch nhầy tiết ra do ảnh hưởng từ hormone trong cơ thể mẹ. Đây là hiện tượng phổ biến và bình thường. Mẹ chỉ cần để ý cách chăm sóc con đúng cách.
Nội dung bài viết:
- Nguyên nhân có sự xuất hiện của chất màu trắng ở vùng kín trẻ sơ sinh
- Khi nào hiện tượng này là bình thường?
- Cách vệ sinh vùng kín cho bé
Nguyên nhân vùng kín bé gái sơ sinh có chất màu trắng
Vùng kín bé gái sơ sinh có chất màu trắng là do lượng hormone từ người mẹ. Trong thời kỳ mang thai, lượng hormone lưu thông trong cơ thể người mẹ rất cao và chúng cũng đi qua nhau thai và đến em bé.
Bạn có thể chưa biết:
Vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng: Nguyên nhân và cách vệ sinh cho con
Nghịch chim ở trẻ nhỏ – Làm sao để ngăn chặn?
Ở các bé gái mới sinh, vùng môi âm hộ, hoặc môi bên ngoài của âm đạo, và âm vật cũng có thể sưng lên rất dễ trông thấy cũng là do các hormone còn sót lại từ thai kỳ.
Vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng, xám hoặc thậm chí hơi ngả vàng. Đây là cách cơ thể trẻ sơ sinh phản ứng khi đột ngột mất đi lượng hormone cao mà con đã từng sử dụng trong thai kỳ.
Và hiện tượng này hoàn toàn không làm tổn thương em bé, và thường tự biến mất khi bé được 10 ngày tuổi.
Ngoài ra, đáng chú ý nhất là khi được 2 hoặc 3 ngày tuổi, con gái yêu của mẹ có thể bị chảy một ít máu từ âm đạo. Điều này cũng là hoàn toàn bình thường; và nguyên nhân cũng chính là do hormone trong thai kỳ của mẹ mà bé đã tiếp xúc. Mẹ không cần phải quá hoảng loạn khi thấy nhé.
Khi nào vùng kín bé gái sơ sinh có chất màu trắng là không bình thường?
Dưới đây là những dấu hiệu không bình thường đối với dịch âm đạo ở bé gái:
- Lượng dịch âm đạo tăng lên mà không có dấu hiệu giảm
- Có xuất hiện mùi hôi
- Ngứa hoặc đỏ xung quanh âm đạo
Lúc này, mẹ nên đưa con đến bác sĩ nhi khoa để thăm khám hoặc thực hiện một xét nghiệm đơn giản để có thể xác định xem con có bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm hay không. Nếu cần, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm.
Làm thế nào để giữ cho vùng kín em bé sạch sẽ?
Vùng kín bé gái sơ sinh có chất màu trắng không cần điều trị đặc biệt. Mẹ có thể chỉ cần lau sạch bằng khăn ướt không mùi hay có chất phụ gia. Và hãy nhớ nguyên tắc lau chất dịch chảy ra từ trước ra sau, tức là từ khu vực âm hộ đến vùng hậu môn. Nếu làm ngược lại, vi khuẩn từ vùng hậu môn có thể thâm nhập vào vùng kín của con.
Thêm vào đó, mẹ cũng nên kiểm tra bên trong môi âm hộ (các nếp gấp bên ngoài của âm đạo), vì dịch tiết có thể tích tụ bên trong các nếp gấp đó. Đừng ngại làm sạch cửa âm đạo kỹ lưỡng, chỉ cần mẹ nhẹ nhàng cẩn thận là được.
Bạn có thể chưa biết:
Cách vệ sinh vùng kín đúng chuẩn cho bé gái
Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh
Vì sao cần chú ý kỹ hơn đến việc vệ sinh vùng kín của bé gái?
Khi chào đời, tuy bộ phận sinh dục của bé gái cũng giống như người lớn, nhưng đều đang trên đà hoàn thiện. Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh còn cần phải chú ý hơn nữa, nguyên nhân là:
- Biểu mô âm đạo mỏng, pH âm đạo là trung tính
- Vùng sinh dục, hậu môn lại nằm sát cạnh nhau, trong khi việc đi vệ sinh của em bé là không tự chủ và ở giai đoạn sơ sinh còn chưa biết nói.
- Da của em bé rất mỏng, bao gồm cả vùng da của vùng sinh dục rất mỏng, nhạy cảm.
- Hệ thống mạch máu thưa thớt, hệ miễn dịch kém ở trẻ sơ sinh. Các loại virus, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội này sẽ tấn công trẻ, trong đó tấn công lan cả sang vùng kín của bé gây hiện tượng hăm đỏ, ngứa, thậm chí có mùi hôi.
Những sai lầm cần tránh
Vệ sinh vùng kín cho con nếu không cẩn thận sẽ dễ mắc phải những sai lầm mà mẹ nghĩ không quan trọng. Vì mình vệ sinh sao thì cứ thực hiện như vậy cho bé. Điều này hoàn toàn không nên!
Mẹ không nên áp dụng những hành động này khi chăm sóc vùng kín cho bé gái sơ sinh:
- Dùng luôn sữa tắm hay dung dịch vệ sinh của mẹ để vệ sinh vùng kín. Nguyên nhân là do trong sữa tắm có chất kiềm và tẩy rửa dễ làm tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi tại vùng kín, và dễ gây kích ứng lên làn da nhạy cảm của con.
- Áp dụng các biện pháp dân gian như rửa bằng lá chè, lá trầu khi thấy vùng kín của con hăm đỏ, và có mùi hôi.
- Nước muối sinh lý không an toàn như mẹ nghĩ vì nước muối có tính kiềm, mà pH âm đạo của bé lại thường nghiêng về trung tính, do đó sẽ làm môi trường pH âm đạo của con mất cân bằng
- Kỳ cọ quá mạnh tay vào vùng kín của bé
- Dùng khăn bẩn, khăn khô cứng vệ sinh vùng kín bé gái
- Vệ sinh vùng kín của bé quá thường xuyên làm mất cân bằng môi trường pH của âm đạo
- Mặc bỉm cho con 24/24. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng kín. Nên thay bỉm thường xuyên cho bé, khoảng 3-4 tiếng 1 lần và thay luôn sau khi bé đại tiện để tránh viêm nhiễm
- Tự ý bôi các sản phẩm thuốc bôi mà không có ý kiến của bác sĩ
- Dùng phấn rôm làm khô bẹn, mông và vùng kín của bé gái. Phấn rôm có các tinh thể siêu nhỏ, dễ phát tán gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé. Nhiều chuyên gia sản khoa còn cho rằng phấn rôm có thể gây nhiễm trùng vùng kín của bé, có thể dẫn đến vô sinh hoặc các cơn đau mãn tính sau này.
Nếu bối rối, hãy hỏi kinh nghiệm và hướng dẫn từ bác sĩ nhi khoa. Ngoài ra, đừng bao giờ quên rửa tay thật sạch sẽ trước khi chăm sóc con, và luôn giữ vùng kín của con khô thoáng mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!