Vệ sinh cuống rốn – chi tiết với ảnh đi kèm và lưu ý dành cho mẹ
Bình thường cuống rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng trong 7 ngày đầu tiên sau khi bé sinh ra. Nhưng cũng có những trường hợp muộn hơn, và muộn nhất là 4 tuần sau khi sinh (có thể cần tới sự can thiệp của bác sỹ).
Khi rụng, cuống rốn sẽ khô và quắt lại, sau đó rụng đi và còn lại hõm sâu. Mẹ cần chăm sóc bé thật cẩn thận vì có thể nhiễm trùng vào lúc này. Trong trường hợp miệng cuống bị ướt hay mưng mủ, mẹ nên cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng rốn.
Đi kèm là hiện tượng trẻ quấy khóc, sốt dài ngày và vùng rốn mưng mủ hoặc không ngừng tấy đỏ, thì mẹ hãy đưa con đi gặp bác sỹ nhi ngay!!
Vì vậy việc vệ sinh cuống rốn cho trẻ rất quan trọng. Dưới đây là review qua ảnh của cách vệ sinh rốn đúng cách, mẹ không còn bỡ ngỡ và lo lắng nữa.
Cuống rốn sẽ rụng trong 7 ngày sau khi bé lọt lòng!
Ảnh 1: Rốn ngày đầu tiên (hay gọi là rốn tươi)
Có nẹp nhựa kẹp đầu rốn (gọi là Cord clamp), bác sỹ nhi sẽ nẹp thật chắc để không bị chảy máu.
Ngày thứ 2: Cuống rốn bắt đầu không còn tươi nhưng vẫn có độ mềm và nhớt
Ngày thứ 3:
Rốn bắt đầu khô và co lại, y tá sẽ gỡ nẹp và để rốn tự nhiên.
Nếu bé đẻ thường, sau khi gỡ nẹp, mẹ và bé có thể xuất viện và về nhà được rồi.
Còn nếu bé đẻ mổ, mẹ và bé còn nằm lại viện để theo dõi thêm nhé.
Cách vệ sinh cuống rốn ngày thứ 4
Cuống rốn đã bắt đầu khô và teo dần. Lúc này chỉ còn lại như một núm nhỏ. Đầu rốn có thể có mủ vàng.
Vệ sinh cuống rốn ngày thứ 5
Rốn đã khô tới tận cuống. Có mủ và rỉ nước vàng. Nếu không vệ sinh khéo và thấm mủ ra rất có thể là mầm mống gây nhiễm trùng rốn.
Vệ sinh cuống rốn ngày thứ 6
Rốn có thể sẽ rụng vào thời điểm này, còn vẩy nhỏ màu đen, không nên cậy hay gẩy bỏ. Vì có thể gây chảy máu. Mẹ hãy kiên nhẫn chờ nó tự rụng.
Vệ sinh cuống rốn ngày thứ 7
Phần vẩy đen bắt đầu rụng, kèm theo chút mủ còn đọng lại. Đừng vội lo lắng vì nó sẽ tự khô thôi. Nếu tới ngày này bé vẫn chưa rụng phần vẩy, mẹ cũng đừng vội quá lo lắng. Cứ chờ nhé!
Ngày thứ 8
Phần rốn rụng cứ giữ lại và kiểm tra cho tới ngày thứ 10. Nếu bé đã rụng và khô rốn hoàn toàn, mẹ không còn phải lo vệ sinh thường xuyên nữa.
Ngày thứ 9
Rốn khô hoàn toàn và có thể ngưng kiểm tra và tháo băng gạc.
5 bước vệ sinh cuống rốn mẹ nhất định phải thuộc lòng!
- Chú ý tới phần rốn khi tắm cho bé. Sau khi tắm luôn dùng que bông nhỏ chấm khô miệng rốn. Khi chấm cũng nhẹ tay và không cố ấn hay chọc để làm sạch.
- Vệ sinh rốn bằng nước tím khử trùng y tế (có thể hỏi y tá trong viện).
- Mẹ tuyệt đối không cố gẩy hay cậy ra kể cả khi nhìn thấy cuống hay vẩy gần như bong ra hết rồi. Hãy để chúng rụng một cách tự nhiên. Cố gẩy có thể làm chảy máu hoặc nhiễm trùng
- Không cần che băng gạc quanh rốn, để tự nhiên. Bởi bít kín có thể làm rốn có mùi khó chịu hoặc lâu khô hơn.
- Nếu đóng bỉm cũng tránh chạm hay che rốn, luôn để cách rốn một khoảng.
Các dấu hiệu cho thấy rốn bé đã bị nhiễm trùng:
- Xung quanh rốn bé bị đỏ sưng, cuống rốn chảy nước và có mùi khó chịu
- Mẹ chạm vào phần quanh rốn là bé khóc không ngớt
- Rốn rụng rồi nhưng máu vẫn chảy hoặc còn máu ở miệng rốn
- Sau khi rốn rụng, ở giữa núm vẫn còn màu đỏ và mọng mủ vàng (hay theo y khoa gọi là Granuloma), cần đưa con đi khám ngay lập tức. Lúc này bé cần y tá làm vệ sinh và khử trùng kịp thời.
Vì vậy, việc chăm sóc và vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh rất quan trọng. Mẹ cần lưu ý và theo dõi trong ít nhất 7-10 ngày cho đến khi cuống rụng và núm khô thực sự. Hãy tranh thủ học cách các y tá chăm sóc cuống rốn cho bé khi còn trong viện và thực hiện đều đặn mỗi khi cho bé tắm xong, mẹ nhé!
Nguồn: theAsianparent Thailand
Các bài viết có liên quan:
VỆ SINH CUỐNG RỐN TRẺ SƠ SINH: Các bước chăm sóc cha mẹ cần lưu ý
Các vấn đề về dây rốn thai nhi mà mẹ bầu cần chú ý !
LẦN ĐẦU LÀM MẸ: 5 điều mẹ cần biết về chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!