Trẻ sơ sinh nằm nhiều có tốt không? Những thiết bị hỗ trợ bố mẹ trong việc quản lý trẻ con, giúp trẻ tránh được một số nguy cơ như ghế kê để trẻ ngồi trên xe máy, ghế ngồi trong ô tô, cũi giữ bé ngồi yên một chỗ… lại đang hạn chế sự phát triển tự nhiên của trẻ.
Nội dung bài viết:
- Ý kiến chuyên gia về việc trẻ bị hạn chế vận động bởi các vật dụng hằng ngày
- Hội chứng đầu bẹt
- Hội chứng đầu phẳng ở trẻ
Phân tích từ chuyên gia Mỹ
Cô Lori Grisez là chuyên gia lâm sàng khoa nhi ở Bệnh viện Nhi đồng Toàn quốc, Ohio, Mỹ.
Tiếp xúc với hàng nghìn trường hợp các gia đình mang con đến xin tư vấn và chữa trị, cô Lori khẳng định, những thiết bị hằng ngày mà cha mẹ sử dụng để giữ con một chỗ cố định, không cho chúng chạy chơi mang lại hậu quả lâu dài, thậm chí có thể khiến trẻ sơ sinh chậm phát triển thể chất và tinh thần.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ mấy tháng tuổi nên cho nằm nôi? Nằm nhiều có sao không?
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?
Khi bị cố định như vậy, các bé không thể thực hiện các động tác tự nhiên như vẫy tay, quẫy chân, xoay người, ngóc đầu…
Những vật dụng tưởng chừng an toàn nhưng lại có thể khiến trẻ sơ sinh chậm phát triển
Trẻ sơ sinh nằm nhiều có tốt không? Việc bị hạn chế liên tục khả năng hoạt động như vậy sẽ khiến em bé hình thành một thói quen hạn chế vận động, ít năng động hơn. Nguy hiểm hơn, một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, có đến 46,6% trẻ em khi bị dính chặt vào các thiết bị nói trên bị mắc bệnh đầu phẳng hoặc đầu bẹt.
Ở Mỹ, người ta gọi đây là hội chứng “em bé container” – bố mẹ vô tình thiết lập một chiếc container ảo để nhốt con ở trong, hạn chế sự vận động của trẻ.
Theo Lori, hội chứng này ngày càng phổ biến từ những năm 1990, khi các bác sỹ đưa ra khuyến cáo cho trẻ sơ sinh nằm ngửa để ngủ để giảm nguy cơ đột tử khi ngủ (SIDS). Cho đến nay, nhiều phụ huynh vẫn đang loay hoay với phương pháp này, vô tình hạn chế sự phát triển tự nhiên của con trẻ.
Trẻ sơ sinh ít vận động, không được tăng cường cơ bắp, không được học cách lăn tròn, ngóc đầu và ngồi dậy, bé sẽ không thể phát triển một cách tự nhiên được.
Cách nhận biết hội chứng đầu bẹt?
Thông thường, hộp sọ khỏe mạnh sẽ có hình tròn ở phía sau và đối xứng 2 bên. Nếu bố mẹ nghi bé bị hội chứng này, hãy kiểm tra hộp sọ của bé để xem nó có đối xứng không hoặc có chỗ nào bị phẳng không.
Đai an toàn có thực sự an toàn cho tương lai trẻ?
Bố mẹ cũng có thể thấy có một bên tóc mọc nhiều hơn bên còn lại. Về cơ bản thì tình trạng này sẽ không để lại nhiều di chứng. Nhưng nếu cảm thấy không an tâm, bố mẹ có thể đưa con đi khám để các bác sỹ tư vấn và điều trị.
Bạn có thể chưa biết:
Con Bẹp Đầu: Mẹ hãy thực hiện ngay 6 bí kíp hiệu quả này
Giải đáp băn khoăn của các mẹ: Nếu không cho bé nằm gối, liệu con có bị bẹp đầu?
Còn với hội chứng đầu phẳng thì sao?
Trẻ cần phát triển cả về thể chất và tinh thần
- Nên cho bé nằm sấp mỗi ngày, kết hợp cả nằm sấp và nằm ngửa. Tư thế này sẽ giúp bé phát triển cổ, vai và các cơ bắp
- Viện Y tế quốc tế khuyến cáo các mẹ nên thay đổi hướng nằm trong nôi của bé mỗi tuần
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ cho bé
- Nên kê gối mềm và tròn cho bé khi ngủ
- Khi cho bé bú, mẹ nên bế bé ở trên tay và thay đổi bên thường xuyên
- Đeo mũ che thóp cho trẻ.
Như vậy là ba mẹ đã rõ trẻ nằm nhiều có tốt không. Trong giai đoạn đầu đời khi hệ cơ và xương khớp đang phát triển thì ba mẹ không nên hạn chế vận động ở trẻ. Những hoạt động kích thích vận động như cho trẻ nằm sấp, tập cho bé lật, lẫy, xoa bóp tay chân cho bé… sẽ giúp cơ bắp của con phát triển, đồng thời kích thích hệ thần kinh và các giác quan phát triển theo. Bên cạnh đó mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi cho con bú để bổ sung đầy đủ lượng canxi, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.
Những thiết bị hỗ trợ tuy là cần thiết nhưng không nên lạm dụng để tránh cho trẻ phải gánh chịu hậu quả về sau.
Theo GlobalNews
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!