X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

8 sự thay đổi về vai trò của người chồng trong gia đình ở thế kỷ mới

Mất 9 phút để đọc
8 sự thay đổi về vai trò của người chồng trong gia đình ở thế kỷ mới8 sự thay đổi về vai trò của người chồng trong gia đình ở thế kỷ mới

Vai trò của người chồng trong gia đình đã có nhiều sự thay đổi về khái niệm trong thế kỷ mới và trong xã hội hiện đại ngày nay. Từ xưa, một người vợ truyền thống có nhiệm vụ chính là biến ngôi nhà thành một chốn bình yên, sạch sẽ tinh tươm để người chồng chỉ cần đi làm kiếm tiền, trở lại về nhà vào buổi tối và thả lỏng bản thân. Tuy nhiên trên thực tế, khi bước sang một thế kỷ mới bắt đầu với năm 2020, vai trò và trách nhiệm của người chồng hiện đại đã thay đổi. Theo đó:

1. Khái niệm “việc nhà” đối với vợ chồng

vai-tro-cua-nguoi-chong-trong-gia-dinh

San sẻ việc nhà là thể hiện tình yêu với vợ

Ngày nay, chúng ta đều biết rất hiếm cha mẹ có thể vừa đi làm vừa dành đủ thời gian cần thiết để chăm sóc con cái mà không có sự giúp đỡ. Nếu như phái mạnh bận, người phụ nữ của xã hội mới cũng vậy, họ không thể tạo ra thêm một phiên bản khác của bản thân để vừa xuất hiện ở công ty lẫn ở nhà. Cô ấy có thể trả tiền cho việc chăm sóc trẻ em và thậm chí là một dịch vụ dọn dẹp, nhưng điều đó vẫn chưa đủ.

Do đó lúc này, nhiệm vụ “giải cứu vợ” của các ông chồng là rất cần thiết. Nghĩ xem nào, bạn không thể nói là bạn yêu vợ trong khi tất cả những gì bạn làm là chỉ nằm dài và xem cô ấy tất bật quán xuyến việc nhà sau một ngày dài làm việc. Cánh đàn ông của xã hội hiện đại nên hiểu rằng việc nhà đem lại mệt mỏi không kém gì việc đi ra ngoài để kiếm thu nhập, nếu không muốn nói là nhiều hơn.

Hãy nhớ rằng yêu vợ đồng nghĩa với việc nhận ra rằng cô ấy đã kiệt sức và choáng ngợp. Nếu bạn yêu vợ, và bạn muốn cô ấy cảm thấy được yêu, sau khi tan ca và về nhà, đừng ngần ngại mà lao vào phần thứ hai trong lịch trình ngày của bạn- làm việc nhà, giống như những gì vợ bạn đã và đang làm mỗi ngày.

2. Vai trò của người chồng trong gia đình là chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau

vai-tro-cua-nguoi-chong-trong-gia-dinh

Phụ nữ hiện đại có sự nghiệp bên ngoài và còn phải chu toàn việc gia đình

Theo các chuyên gia tâm lý hôn nhân gia đình, sự thân mật thực sự trong một mối quan hệ vợ chồng chỉ xuất hiện cả 2 có thể thấu hiểu đối phương và gần nhau đến mức thấy chính mình trong nhau. Khi có thể cảm thông được với vợ, đàn ông có thể thôi cằn nhằn hay né tránh khi giúp vợ làm việc nhà. Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng đối phương là tri kỷ tốt nhất của bạn, cũng như có rất nhiều điều nhỏ bạn có thể làm để giúp mọi thứ dễ dàng hơn với cô ấy như:

  • Yêu cầu vợ của bạn lập ra một danh sách các công việc không tên cô ấy đang phải giải quyết
  • Hãy chú ý đến những công việc mà cô ấy cần phải làm mỗi ngày và giúp đỡ thực hiện một số việc trong đó
  • Ghi nhận nỗ lực và sự hy sinh liên quan đến việc hoàn thành phần còn lại của công việc của cô ấy

Hãy nhớ rằng, vấn đề không thực sự nằm ở chỗ bạn chỉ hoàn thành một nửa công việc hay là không mà bạn nên giúp vợ nhiều nhất có thể. Phương châm nên là: không ai ngồi cho đến khi mọi người cùng ngồi. Nếu có việc phải làm và vợ bạn đã bắt tay vào chuẩn bị, bạn cũng vậy, đứng dậy và làm những gì cần phải làm.

3. Cố gắng trở thành một người cha chuẩn mực của xã hội hiện đại

Ngày nay, cha là người không chỉ có khả năng chăm sóc, cho con cái lời khuyên khi chúng phải đối mặt với những thách thức về thể chất và tâm lý, mà còn nhiều hơn thế. Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe và Phát triển Con người Quốc gia của Mỹ, một người cha còn có thể:

  • Tác động và điều chỉnh tâm lý tích cực đối với con ( làm giảm mức độ thù địch và trầm cảm; nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng trong quá trình trưởng thành,…).
  • Cải thiện sự phát triển nhận thức, hoạt động và kiến thức xã hội của trẻ.
  • Dần trở nên thân thiết hơn với con thay vì chỉ có mẹ

Hơn nữa, nghiên cứu còn cho thấy vai trò quan trọng của tình yêu giữa cha và con trong sự phát triển của trẻ. Tình cảm này có ảnh hưởng lớn không kém gì tình của yêu mẹ. Do đó, việc duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với vợ sẽ có đóng góp đáng kể cho sức khỏe và sự hạnh phúc của con bạn. Người chồng của xã hội hiện đại còn nên hợp tác chặt chẽ với vợ để hỗ trợ về tình cảm và tài chính cho con cái.

vai-tro-cua-nguoi-chong-trong-gia-dinh

Trẻ con hạnh phúc hơn khi thấy cha mẹ yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau

4. Vai trò trụ cột gia đình của một người đàn ông trong xã hội mới

Hầu hết mọi người tin rằng trở thành một trụ cột tốt có nghĩa là có thể chu cấp và hỗ trợ tài chính cho gia đình của mình. Đây là cũng chính là lý do vì sao nhiều người chồng trở nên không an tâm và bối rối khi vợ của họ cũng bắt đầu kiếm được thu nhập, đôi khi còn cao hơn cả họ.

Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng “chu cấp” có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ về mặt tài chính. Một người chồng cũng phải cung cấp sự an lành và yên tâm về mặt cảm xúc, thể chất, tinh thần cho gia đình. Vai trò của người chồng trong gia đình hiện đại, bạn nên nhận thức rằng, ngoài tiền, còn có những giá trị khác mà bạn được yêu cầu cung cấp cho vợ và con.

5. Thay đổi khái niệm về sự “bảo vệ”

Ngày nay, bảo vệ gia đình không chỉ đơn giản là chịu trách nhiệm mở cửa khi ai đó gõ cửa vào ban đêm và khóa cửa trước khi đi ngủ hay cho hàng xóm một cú đấm nếu anh ta dám lăng mạ vợ bạn.

Bạn cần phải luôn đứng phía sau hỗ trợ vợ mình, ngay cả khi điều đó có nghĩa là bảo vệ cô ấy khỏi chính mọi người trong gia đình. Thậm chí có thể phải bảo vệ vợ của bạn từ con của bạn. Hãy cho người khác thấy rằng bạn sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự thiếu tôn trọng nào đối với vợ bạn.

Hơn cả là bảo vệ cô ấy khỏi bạn và chính bản thân mình. Để tâm nhiều hơn đến những cảm xúc của vợ và tránh những lời nói có thể làm tổn thương cô ấy. Hãy bảo vệ lòng tự trọng của vợ bạn. Không ai khác ngoài chính bạn có thể khiến vợ bạn cảm thấy như xinh đẹp một siêu mẫu mặc dù thực tế có ra sao đi chăng nữa.

8 sự thay đổi về vai trò của người chồng trong gia đình ở thế kỷ mới

Đàn ông chăm sóc gia đình dù kiếm ít tiền hơn vợ cũng rất đáng hoang nghênh

6. Chấp nhận sự thật về việc xã hội đã thay đổi

Nhiều nghiên cứu cho thấy người chồng hạnh phúc hơn khi có vợ đảm nhiệm vai trò nội trợ. Điều này chứng tỏ rất nhiều người gia đình vẫn đang hoạt động theo quy chuẩn của xã hội cũ và đã được thiết lập trong hàng thế kỷ qua. Tuy nhiên thật không may, cách này phần lớn chỉ đem lại những tổn thương cho gia đình. Bạn nên học cách thích nghi với thực tế ngày nay để xây dựng một cuộc hôn nhân lành mạnh.

7. Học cách trao đổi và truyền đạt

Truyền đạt vẫn luôn là một vấn đề lớn trong tất cả các mọi quan hệ. Để tránh những hiểu lầm không cần thiết, hãy cố gắng tìm cách thức truyền đạt phù hợp nhất và làm rõ mọi việc một cách có trách nhiệm giữa hai người. Hãy tạo một môi trường mà hai vợ chồng có thể chia sẻ mọi thứ, mối quan hệ của hai bạn sẽ trở nên tốt hơn cả những gì bạn có thể tưởng tượng.

8. Cuối cùng và là điều quan trọng nhất, đừng cảm thấy bị đe dọa khi vợ giỏi hơn

Đừng để bị đe dọa bởi vì vợ của bạn có một công việc hoặc việc cô ấy đang kiếm tiền tốt hơn cả bạn. Vai trò của đàn ông và phụ nữ vốn không giống nhau; do đó, chúng ta không thể thay thế cho nhau. Ngay cả khi bạn và vợ có khả năng làm những gì đối phương có thể làm, điều đó không có nghĩa là cả hai bạn đều có khả năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ với sự nhiệt huyết và kết quả như nhau. Thậm chí không có nghĩa là cả hai bạn sẽ hạnh phúc nếu làm thế. Đừng quên việc để bản thân có thể kết nối thường xuyên với vợ sẽ giúp bạn luôn tìm thấy sự cân bằng trong mối quan hệ của mình.

Theo marriage.com

Xem thêm:

  • Giải pháp cho những cặp vợ chồng ngày càng xa cách trong thời đại 4.0
  • Hôn nhân mệt mỏi – Làm sao để tìm lại lửa yêu ngày đầu?
  • Làm sao để chồng tự giác đưa tiền cho vợ mà “cơm vẫn lành, canh vẫn ngọt”?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

hienpham

  • Home
  • /
  • Hẹn hò & Hôn nhân
  • /
  • 8 sự thay đổi về vai trò của người chồng trong gia đình ở thế kỷ mới
Chia sẻ:
  • 4 điều đơn giản có thể làm con thay đổi tích cực mà bất cứ người cha nào cũng không được bỏ qua khi con 1 tuổi

    4 điều đơn giản có thể làm con thay đổi tích cực mà bất cứ người cha nào cũng không được bỏ qua khi con 1 tuổi

  • Cháu bà nội – Tội bà ngoại: Tại sao bà ngoại có vai trò rất đặc biệt trong cuộc sống của các cháu

    Cháu bà nội – Tội bà ngoại: Tại sao bà ngoại có vai trò rất đặc biệt trong cuộc sống của các cháu

app info
get app banner
  • 4 điều đơn giản có thể làm con thay đổi tích cực mà bất cứ người cha nào cũng không được bỏ qua khi con 1 tuổi

    4 điều đơn giản có thể làm con thay đổi tích cực mà bất cứ người cha nào cũng không được bỏ qua khi con 1 tuổi

  • Cháu bà nội – Tội bà ngoại: Tại sao bà ngoại có vai trò rất đặc biệt trong cuộc sống của các cháu

    Cháu bà nội – Tội bà ngoại: Tại sao bà ngoại có vai trò rất đặc biệt trong cuộc sống của các cháu

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn