Uống thuốc là một chuyện tưởng chừng rất đơn giản, ai cũng làm được. Tuy nhiên, uống thuốc thế nào thì đúng cách thì không phải người nào cũng biết.
Uống thuốc không đúng cách – hết bệnh này lại gặp bệnh khác
Từ uống thuốc sai cách
Một cô gái người Cao Hùng (Đài Loan) do uống thuốc sai cách đã phải chịu hậu quả không đáng có. Tên cô là Tiểu Mai, năm nay vừa tròn 25 tuổi.
Dấu hiệu bất thường sau khi uống thuốc
Vài ngày trước, cô có vấn đề về da liễu. Bác sĩ cho thuốc viên con nhộng để tiện điều trị. Tuy nhiên, không hiểu sao, gần đây cô lại hay đau tức ngực, chán ăn. Thậm chí, cô còn có cảm giác cổ họng đau rát, hay bị buồn nôn.
Nghĩ rằng do cơ thể không khỏe nên mới “phản ứng” với thuốc qua những dấu hiệu này, cô bỏ qua, không đi khám bệnh. Mãi một thời gian sau, bệnh diễn biến ngày càng nặng. Thậm chí, khi sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng rõ rệt, cô quyết định đi khám.
Kết luận của bác sĩ
“Thực quản của cô đang bị loét nghiêm trọng với những đốm trắng nổi rõ.” – bác sĩ Trần Tử Hạo (Khoa Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện E-Da, Đài Loan) kết luận sau khi kiểm tra nội soi. Nguyên nhân sâu xa được chẩn đoán là do Tiểu Mai lại không uống đủ nước khi uống thuốc. Do đó, trong quá trình cô nuốt thuốc, viên thuốc con nhộng này tắc nghẽn ở cổ họng.
Do kẹt lại nơi cổ họng, viên thuốc không rơi xuống dạ dày, vô tình âm thầm gây ra tình trạng loét thực quản. Từ đó, xuất hiện hàng loạt triệu chứng bất thường trong việc ăn uống khiến Tiểu Mai vô cùng khổ sở.
Đến loét thực quản
Đây là một dạng loét trong hệ tiêu hóa. Trong trường hợp này, lớp niêm mạc phần dưới của thực quản (chỗ giao nhau giữa thực quản và dạ dày) sẽ bị sưng, khiến người bệnh đau nhức. Thực quản lại là ống nối cổ họng với dạ dày nên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Khi bị loét thực quản, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát khi nuốt thức ăn, nước uống. Người bệnh cũng thường xuyên bị đau phía sau xương ức, gây ợ nóng. Dạ dày sẽ có cảm giác khó chịu, dễ buồn nôn. Thậm chí, đau tức ngực hoặc nôn ra máu là hiện tượng hoàn toàn có thể xảy ra.
Uống thuốc thế nào thì đúng cách?
Đúng thời điểm
Khi kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ dặn bạn thời điểm uống thuốc. Loại nào nên uống thuốc trước khi ăn, loại nào nên uống sau khi ăn, hoặc trong khi ăn. Bạn nên đảm bảo đúng thời điểm uống thuốc để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất.
Nếu không phải là loại thuốc kê đơn, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết nên uống vào thời điểm nào.
Không nên uống thuốc bù
Trong trường hợp bạn quên uống thuốc, đừng uống hai liều dồn lại nhé! Lượng thuốc gấp đôi khả năng cho phép sẽ tăng nồng độ thuốc trong máu, dẫn đến nhiều biến chứng. Thậm chí, bạn có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Không vận động ngay sau khi uống thuốc
Khi vào đến dạ dày, thuốc sẽ mất khoảng một giờ để thẩm thấu và phát huy khả năng chữa bệnh. Quá trình này không hề nhẹ nhàng mà cần nhiều sự giúp sức của lượng máu đủ lớn. Nếu bạn vận động mạnh, máu sẽ phải dồn vào các hoạt động. Song song đó, lượng máu đến các cơ quan nội tạng sẽ giảm đi, cơ thể hấp thụ thuốc kém hẳn.
Nên uống thuốc với nước
Không nên uống sữa, cà phê, nước ép, … chung với thuốc. Nhiều bệnh nhân mất sức vì bị bệnh hành hạ, hay uống thuốc với sữa. Thực ra không phải như thế. Uống thuốc với nước ấm, khoảng 200ml trở lên sẽ khiến thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Uống xong bạn đừng vội nằm mà hãy ngồi thẳng. Viên thuốc, nhất là những loại kháng sinh, sẽ rơi thẳng xuống dạ dày, tránh được những hậu quả không hay.
Chúc bạn uống thuốc đúng cách để không phải gặp những rắc rối không đáng có nhé. Uống thuốc đúng cách sẽ giúp thuốc thể hiện đúng vai trò chữa bệnh, giúp bạn mau lành bệnh hơn đấy!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!