10 cách trị cảm lạnh hiệu quả cho bé mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh

Một nghiên cứu nói rằng súp gà có chứa cysteine, một loại axit amin có thể làm giảm chất nhờn. Các nghiên cứu khác cho thấy súp gà có thể kiểm soát bạch cầu trung tính và các tế bào gây nghẹt mũi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những cách trị cảm lạnh cho bé là: uống nhiều nước, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, sử dụng mật ong, bổ sung vitamin C, dùng men vi sinh,...

Một năm, trẻ em có thể bị cảm cúm từ 8 đến 12 lần, đặc biệt là trẻ mới tập đi có hệ miễn dịch đang phát triển. Mặc dù đây là bệnh không nguy hiểm nhưng con bạn có thể bị khó thở, nghẹt mũi, ho ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Theo khuyến cao, cha mẹ không nên cho trẻ dưới 4 tuổi dùng thuốc cảm lạnh. Tuy nhiên, một số cách trị cảm cho bé hiệu quả bạn có thể áp dụng mà không cần dùng đến thuốc như:

  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
  • Uống nhiều nước
  • Ăn súp gà ấm
  • Sử dụng men vi sinh
  • Nhỏ nước muối
  • Bổ sung vitamin C
  • Tắm nước ấm
  • Xông mũi
  • Sử dụng mật ong
  • Sử dụng máy hút mũi

1. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là một trong những cách để đối phó với cảm lạnh. Thiếu ngủ có thể làm suy yếu hệ miễn dịch ở người lớn và trẻ em. Nếu trẻ thường thức vào ban đêm, hãy tập cho con thói quen đi ngủ sớm. Ngoài ra, bạn nên cho bé nghỉ học khi bị cảm để hạn chế vi rút cảm lây sang các bé khác.

Mẹ đã biết chưa?

Ngủ đủ giấc giúp con đỡ bị cảm lạnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Uống nhiều nước

Tắc mũi ở trẻ em có thể được khắc phục nếu cơ thể con không bị mất nước. Đừng cho trẻ uống nước có ga hoặc cà phê. Những loại đồ uống này làm bé đi vệ sinh thường xuyên, dẫn đến cơ thể bị mất nước.

3. Ăn súp gà ấm

Một nghiên cứu nói rằng súp gà có chứa cysteine, một loại axit amin có thể làm giảm chất nhờn. Các nghiên cứu khác cho thấy súp gà có thể kiểm soát bạch cầu trung tính và các tế bào gây nghẹt mũi.

Theo Tiến sĩ Debra Fulghum Bruce: "Súp gà có chứa hạt tiêu, tỏi và các thành phần khác làm giảm chất nhầy trong mũi, cổ họng và phổi của những người bị cảm lạnh."

4. Sử dụng men vi sinh

Một nghiên cứu cho thấy những bé từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêu thụ men vi sinh sẽ hồi phục nhanh hơn những bé không dùng. Probiotics được chứng minh là có tác dụng tăng hệ miễn dịch của bệnh nhân. Chất này có nhiều trong sữa chua hoặc đồ uống chứa lactobacillus. Hơn nữa, những loại đồ uống trên rất dễ mua trong các siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa.

5. Nhỏ nước muối

Một số người tin rằng nước muối có thể chữa cảm lạnh cho trẻ và người lớn. Hòa tan 1/4-1/2 thìa muối trong 236 ml nước ấm. Sau đó nhỏ vào lỗ mũi của trẻ bằng ống nhỏ. Lưu ý, cách trị cảm này không phù hợp cho các bé dưới 4 tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sử dụng nước muối trị cảm cho bé

6. Bổ sung vitamin C

Vitamin C không thể chữa hết cảm lạnh nhưng có thể làm tăng hệ thống miễn dịch của người mắc bệnh. Bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh hơn nếu sử dụng vitamin C một thời gian sau khi xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh.

Lượng vitamin C khuyên dùng là 45 mg cho trẻ em từ 5 tuổi. Trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh không cần bổ sung vitamin C trừ khi được bác sĩ yêu cầu. Chất này có nhiều trong rau và trái cây đủ để đáp ứng nhu cầu cho trẻ em dưới 5 tuổi. Các loại rau và trái cây an toàn cho trẻ ở các lứa tuổi là: chuối, đu đủ, cam, rau bina, khoai lang, cà chua và bông cải xanh.

7. Tắm nước ấm

Một số cha mẹ không tắm cho trẻ bị cảm vì sợ con bị cảm nặng hơn. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Khi bị cảm lạnh, cha mẹ có thể tắm hoặc lau người cho con bằng khăn ấm. Việc tắm nước ấm sẽ giảm đau nhức cơ thể khiến trẻ sơ sinh bị cảm sẽ thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

8. Xông mũi

Sử dụng nước nóng bốc lên để xông mũi có thể làm thông đường thở. Cách làm rất đơn giản. Đầu tiên, bạn đổ nước nóng vào chậu. Sau đó, cho bé ngồi trước chậu và trùm khăn lên trong vòng 15 phút. Chú ý, không để trẻ chạm vào chậu hoặc nhúng tay vào nước nóng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dầu khuynh diệp nhỏ vào trong nước nóng. Đây là một trong những cách trị cảm lạnh cho bé hiệu quả.

9. Sử dụng mật ong

Dùng khoảng 1/2-1 thìa cà phê mật ong với nước ấm. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt nước cốt chanh rồi cho bé uống. Cha mẹ không nên cho bé dưới 12 tháng tuổi uống mật ong.

Chanh mật ong là thức uống giải cảm hiệu quả

10. Sử dụng máy hút mũi

Bạn có thể sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh bị cảm lạnh nếu con chưa tự xì mũi được. Loại máy này có thể dễ dàng được tìm thấy ở các hiệu thuốc. Trước khi dùng, bạn đừng quên tiệt trùng đầu hút của máy bằng cồn nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống hút mũi cầm tay

  • Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé để làm loãng chất nhầy trong mũi: đặt đầu bé nằm nghiêng 1 bên, nhỏ từ từ 1 -2 giọt dung dịch nhỏ mũi vào mũi, giữ chất lỏng trong mũi trẻ khoảng 10 giây.
  • Sau 2-3 phút, giữ đầu bé thấp hơn chân để dung dịch có thể đi sâu vào mũi bé. Lúc này trẻ sẽ đỡ ngạt mũi và dễ thở hơn. Nếu sau vài phút bé vẫn thở khò khè thì nên lặp lại việc nhỏ nước muối sinh lý.
  • Bóp ống hút mũi để đẩy hết không khí ra ngoài rồi đặt ống trước mũi bé sao cho mũi bị bịt kín bởi ống hút mũi. Nhẹ nhàng thả tay cầm để tạo lực hút chất nhầy ra ngoài.
  • Mẹ nhớ đừng đưa ống bơm đi quá sâu vì dễ gây tổn thương nhiều. Nếu bé phản ứng lại, dừng hút mũi và chờ sau đó hãy hút mũi để tránh tổn thương mũi con.
  • Sau khi hút xong chất nhầy một bên mũi, mẹ hãy làm sạch ống bơm để loại bỏ hết chất nhầy rồi tiếp tục hút với bên còn lại.

Nếu sau đó bé vẫn còn bị nghẹt sau 5 - 10 phút thì hãy lặp lại toàn bộ quá trình hút mũi một lần nữa.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin những cách trị cảm lạnh cho bé. Hy vọng con bạn sớm khỏe mạnh trở lại. Nếu thấy hiệu quả, bạn hãy chia sẽ bài viết này cho các cha mẹ khác nhé!

Theo theAsianparent Indonesia

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Le