Trẻ tăng động chậm nói, bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với trẻ về mọi điều trong cuộc sống hàng ngày, đưa trẻ tới khu vui chơi, nơi đông bạn bè có thể giúp trẻ tăng động chậm nói cải thiện tình hình.
- Vì sao trẻ tăng động chậm nói?
- Có cách nào để cải thiện tình trạng trẻ tăng động chậm nói?
Vì sao trẻ tăng động chậm nói?
Chậm nói, kém tập trung là những triệu chứng điển hình của hội chứng tăng động giảm chú ý. Trẻ thường gặp vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ. Những trẻ này phát triển khả năng nói bình thường trong giai đoạn đầu, nhưng về sau sẽ chậm lại và thường gặp phải các vấn đề về cấu trúc câu hay khả năng diễn đạt bằng lời nói.
Bạn có thể chưa biết:
Bé chậm nói có phải bị tự kỷ không? Biểu hiện của trẻ chậm nói là gì?
Bài test trẻ chậm nói chuẩn cho bố mẹ tham khảo
Không những vậy trẻ còn có thể gặp phải vấn đề như nói ngọng, nói không rõ câu, về lâu về dài thường ảnh hưởng đến khả năng học tập cũng như giao tiếp trong xã hội của trẻ sau này.
Trong nhiều năm nghiên cứu qua việc quét não bệnh nhân tăng động được thực hiện tại Trung tâm Y tế Đại học Radnoud Nijmegen đã cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về cấu trúc não của người bị tăng động.
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng những trẻ tăng động sẽ có khối lượng não nhỏ hơn ở năm khu vực cận nhiệt đới và tổng kích thước não của họ cũng nhỏ hơn so với người bình thường. Phát hiện này cho rằng các bộ phận của bộ não phát triển với tốc độ chậm hơn khoảng một đến ba năm so với bình thường.
Các nghiên cứu cho thấy trẻ bị tăng động không có kết nối giữa vỏ não trước và vùng xử lý thị giác. Điều này có nghĩa là bộ não của trẻ tăng động xử lý thông tin khác với một bộ não không phải là trẻ tăng động.
Chính những lý do này khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin để chuyển thành lời nói.
Có cách nào để cải thiện tình trạng trẻ tăng động chậm nói?
Theo các chuyên gia tại Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, giáo dục hành vi là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất với trẻ tăng động giảm chú ý, dù ở bất cứ độ tuổi nào.
Khi trẻ chậm nói, nói ngọng không rõ từ, cha mẹ hãy làm gương dạy con phát âm chuẩn, tăng cường giao tiếp, kích thích phản xạ nói hàng ngày.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm các cách sau đây để giúp cải thiện khả năng nói của trẻ.
1. Thường xuyên nói chuyện với trẻ về mọi điều trong cuộc sống hàng ngày
Trẻ chậm nói phải làm sao? Ngay cả khi trẻ không nói được nhưng những câu chuyện cực kỳ đơn giản bạn nói với trẻ bằng ngôn ngữ, cử chỉ trìu mến, yêu thương cũng có thể cải thiện thái độ nghe của trẻ. Hãy trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi ngay khi có cơ hội.
2. Khuyến khích trẻ nói
Trẻ chậm nói và cách khắc phục? Trẻ tăng động chậm nói nhưng vẫn giao tiếp với bố mẹ bằng thái độ, bằng cử chỉ, điệu bộ cơ thể. Do đó ba mẹ hãy cố gắng đọc dấu hiệu cử chỉ của trẻ, giúp trẻ diễn đạt chúng bằng ngôn ngữ.
Nếu trẻ muốn làm gì hoặc lấy đồ vật gì, ba mẹ cần khuyến khích hoặc nói mẫu cho trẻ nghe. Đây là cách dạy cho trẻ chậm nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
3. Đưa trẻ tới khu vui chơi, nơi đông bạn bè có thể giúp trẻ tăng động chậm nói cải thiện tình hình
Bên cạnh quan tâm và dạy trẻ tập nói thì việc đưa trẻ đi chơi, giao lưu với các bạn cùng trang lứa là điều cực kỳ cần thiết. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ khác, bé sẽ trở nên tự tin mạnh dạn hơn. Hơn nữa, điều này cũng chính là một điều kiện tốt để trẻ phát triển vốn ngôn ngữ của mình.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ chậm nói là dấu hiệu bé rất thông minh hay do đang gặp vấn đề sức khỏe?
Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ chậm nói là do chơi điện thoại nhiều
4. Đọc sách cho trẻ nghe
Trẻ tăng động có thể không ngồi tập trung được lâu. Do đó ba mẹ cần chọn sách có độ dài vừa phải và nên phù hợp với sở thích của trẻ. Chẳng hạn ở một số trẻ con thích về động cơ, máy móc, một số trẻ khác lại thích tìm hiểu về côn trùng. Ba mẹ chỉ cần quan sát thói quen sở thích hàng ngày, từ đó chọn ra loại sách con quan tâm và duy trì thói quen đọc sách cho trẻ nghe ít nhất 10-15 phút hoặc cho đến khi nào trẻ không còn hứng thú thì thôi.
5. Cho trẻ nghe những gì con thích
Không phải trẻ tăng động nào cũng thích thú với việc đọc sách. Đôi khi nghe lại là cách hiệu quả với những trẻ này. Ba mẹ có thể cho bé nghe nhạc, nghe các câu chuyện thiếu nhi những cuộc trò chuyện ngăn ngắn với nội dung dễ hiểu, … Nhờ đó bé sẽ tăng được vốn từ và giao tiếp tốt hơn.
6. Phân tích đúng sai những việc làm của trẻ
Đối với trẻ tăng động sẽ rất dễ gây ra những việc làm, hành động mất kiểm soát. Vào lúc này, bố mẹ nên nhẹ nhàng phân tích hậu quả của mỗi việc con làm sai và đưa ra những hình phạt với những lỗi sai mà con mắc phải, bố mẹ cần kiên quyết thực hiện hình thức kỷ luật đó. Và tất nhiên, những hình phạt đó sẽ không phải là đòn roi bởi bạo lực sẽ khiến trẻ tăng động dễ hành động theo hướng chống đối.
7. Lập thời gian biểu trong ngày
Nên hướng con đến một thời gian biểu trong ngày với nhiệm vụ và mốc thời gian thật chi tiết và từng bước hướng dẫn con tuân thủ để tạo nếp sinh hoạt tích cực như: giờ ăn, ngủ, chơi, đọc sách, xem tivi…
Sau khi các biện pháp cải thiện trên không đạt, ba mẹ cần tư vấn với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn phù hợp với tình hình của từng trẻ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!