Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ thường ảnh hưởng đến việc học tập của các con. Theo các chuyên gia tâm lý, những nguyên tắc và hoạt động này sẽ tốt cho trẻ.
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ – Cha mẹ có nhất thiết phải sử dụng công cụ học tập chuyên biệt?
Thiếu chú ý và tăng động thường là những biểu hiện liên quan đến ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý). Trẻ em bị ADHD cũng có thể phải vật lộn với lòng tự trọng thấp, gặp rắc rối với các mối quan hệ xã hội và thành tích học tập kém ở trường. Các triệu chứng đôi khi giảm dần theo tuổi.
Trẻ bị chẩn đoán ADHA có thể gặp khó khăn để hoàn thành các trò chơi cũng như khi sử dụng các công cụ giáo dục mang tính đơn giản so với các bạn cùng lứa tuổi.
Tuy nhiên, không phải trẻ ADHD nào cũng cần những công cụ học tập riêng biệt hoặc trẻ không thể tham gia vào quá trình học tập thông thường.
Trên thực tế, việc trao quyền cho trẻ ADHD thường xuyên được thực hiện các công việc, học tập, vui chơi tùy theo mức độ tuổi của trẻ là rất quan trọng.
Nhà tâm lý học Ronald T. Brown, trưởng khoa Khoa học sức khỏe tổng hợp tại Đại học Nevada, Las Vegas, cho biết:
“Cha mẹ không cần phải mua những dụng cụ được quảng cáo thổi phồng là đặc biệt dành riêng cho trẻ ADHD. Điều quan trọng là cha mẹ ở bên cạnh trẻ, hiểu trẻ và đồng hành cùng trẻ trong mọi việc.”
Ngoài ra, các nhà tâm lý học cũng gợi ý thêm rằng cha mẹ nên hiểu rõ về một số mẹo sau đây, nhằm giúp việc học hành của trẻ ADHD trở nên thuận lợi hơn.
- Hoạt động học tập của trẻ nên phù hợp với tính cách và sở thích của trẻ.
- Chia nhỏ các hoạt động. Thời gian là vấn đề chủ chốt với trẻ ADHD. Do đó cha mẹ nên tránh các nhiệm vụ quá dài hạn hoặc chia chúng thành các công việc nhỏ hơn để giúp trẻ có thể dễ dàng đạt được mục tiêu.
- Xây dựng các quy tắc càng đơn giản càng tốt
- Duy trì các thói quen và tính tổ chức giúp trẻ ADHD dễ dàng hoàn thành mọi việc
Gợi ý một số hoạt động học tập phù hợp và hiệu quả với tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ
Dựa trên các nguyên tắc học tập trên, các nhà giáo dục gợi ý một số hoạt động học tập đơn giản, phù hợp với tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Thẻ vẽ đơn giản
Các nhà trị liệu nghệ thuật đã phát triển những bộ thẻ vẽ mang tính chất đơn giản, đầy màu sắc dành cho trẻ. Trên mỗi thẻ đều có lời nhắc, như “vẽ bạn thành siêu anh hùng” hoặc “vẽ tự do bằng ngón tay”.
Trẻ ADHD có thể làm theo các hướng dẫn ngắn, đơn giản. Cha mẹ có thể tự làm thẻ cho bé hoặc tham khảo các loại thẻ vẽ trên mạng.
Độ tuổi: 4 đến 11 tuổi
Kỹ năng: Hoạt động này giúp trẻ thể hiện bản thân, quản lý cảm xúc và học cách tuân theo các quy tắc.
Trò chơi ghép hình rèn trí nhớ
Sử dụng các miếng ghép hình về chủ đề trẻ thích, chẳng hạn như động vật, xe cộ, … Sau đó cùng nhau thi tìm các miếng ghép để xếp thành hình phù hợp.
Phù hợp với trẻ: 5 đến 8 tuổi
Kỹ năng: làm việc và ghi nhớ không gian, tập trung vào nhiệm vụ đang làm, nhóm kỹ năng xã hội, tuân theo các quy tắc, chiến lược.
Tạo góc để đồ với giá để phân loại theo màu sắc
Một căn phòng sạch sẽ giúp trẻ ADHD bớt cảm thấy choáng ngợp. Cha mẹ có thể tham khảo các loại giá để đồ chơi, dụng cụ học tập, sách theo phương pháp phân loại theo màu để trẻ có thể tự cất đồ và tìm đồ dễ dàng.
Độ tuổi: Mọi lứa tuổi. Cha mẹ giúp trẻ láp ráp thành giá để đồ
Kỹ năng: Trẻ học cách tổ chức và tuân theo quy tắc
Biểu bảng làm việc dành cho cha mẹ muốn cải thiện tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ
Bảng làm việc hoặc nhắc nhở các thói quen sinh hoạt hàng ngày này rất phù hợp cho những trẻ cần giáo cụ trực quan để theo dõi các nhiệm vụ và công việc của con.
Con sẽ nhận được sao hoặc miếng dán sticker yêu thích sau khi hoàn thành mỗi nhiệm vụ. Đây là một cách tuyệt vời để củng cố hành vi tốt và giúp cho trẻ có động lực làm việc, học tập. Cha mẹ có thể tham khảo cách làm bảng công việc dưới đây cho bé.
Độ tuổi: 3 tuổi trở lên
Kỹ năng: Tạo động lực làm việc và học tập, học cách sắp xếp, tổ chức công việc.
Bàn nghệ thuật và sáng tạo
Một số hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, làm thủ công trong khoảng thời gian ngắn rất phù hợp với trẻ ADHD. Để mọi thứ trở nên dễ dàng, một chiếc bàn rộng với các dụng cụ là một gợi ý hay đối với các bậc cha mẹ. Có một không gian dành riêng cho các hoạt động có thể giúp trẻ ADHD tập trung hơn.
Độ tuổi: 3 tuổi trở lên
Kỹ năng: Biết cách tổ chức, thể hiện bản thân, tập trung vào công việc đang làm.
Chứng tăng động giảm chú ý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, hành vi và tính cách trong tương lai của trẻ. Nếu cha mẹ hiểu được điều này, sớm tìm ra phương pháp học tập phù hợp với trẻ sẽ giúp giảm bớt khó khăn trên con đường đời của trẻ.
Theo Insider.com
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!