Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi là thói quen thường gặp ở trẻ em và được nhiều mẹ bỉm sữa hết sức quan tâm. Đâu là nguyên nhân em bé hay lè lưỡi? Hành động này có ảnh hưởng gì đến trẻ không? Bố mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Hậu quả từ thói quen hay lè lưỡi, đẩy lưỡi gây ra cho trẻ sơ sinh
Thói quen đẩy lưỡi hay còn gọi là đẩy lưỡi bẩm sinh, là một thói quen xấu thường gặp ở trẻ em nhưng nó có thể gây ra nhiều hậu quả như sau:
- Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn hình thành răng lợi, nếu bé đẩy lưỡi nhiều dễ dẫn đến tình trạng khớp cắn hở, thậm chí trẻ có thể bị hô, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của hàm răng.
- Trẻ hay lè lưỡi khiến nước dãi chảy nhiều, gây mất vệ sinh và phiền toái cho cha mẹ.
- Cắn hở phía trước: đây là trường hợp hay gặp nhất và là kiểu điển hình. Môi của trẻ không khép chặt, miệng mở, lưỡi đẩy ra phía trước gây khó khăn trong phát âm sau này của trẻ (có thể thở miệng, mút tay, lè lưỡi kết hợp).
Lè lưỡi là chỉ báo 1 số hiện tượng ở trẻ
- Trẻ lè lưỡi có thể là dấu hiệu trẻ bắt đầu muốn tham gia trò chơi cũng như “hóng” chuyện cùng người khác.
- Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bú no. Để không nhầm lẫn giữa việc con đói và no, bố mẹ cần quan sát một số biểu hiện khác khi con đã no như con quay đầu đi, nhả núm vú…
- Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC), dấu hiệu khi trẻ sơ sinh đói sẽ bao gồm nắm chặt tay, đưa tay vào miệng, quay đầu về phía bình sữa hoặc rúc đầu vào ti mẹ, và liên tục lè lưỡi liếm môi. Đây là gợi ý tinh tế của trẻ để báo cho bố mẹ biết là mình đang đói.
- Thông thường trẻ sơ sinh sẽ thở bằng mũi. Nhưng nếu bé nghẹt mũi hoặc có vấn đề về đường thở, viêm họng hay amidan sưng to thì trẻ có thể sẽ thở bằng miệng. Việc này cũng khiến cho trẻ đẩy lưỡi ra ngoài.
- Lè lưỡi cũng là dấu hiệu của trẻ sơ sinh chưa sẵn sàng ăn dặm.
- Trẻ có một số bệnh lý về sức khỏe sẽ biểu hiện lè lưỡi do trương lực cơ kém, lưỡi bé lớn hơn bình thường hoặc miệng bé hơi nhỏ. Đây có thể cũng là cảnh báo trẻ mắc bệnh down, dị tật tim hoặc chậm phát triển.
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay đẩy lưỡi, lè lưỡi
Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh đẩy lưỡi, lè lưỡi quá nhiều có thể dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của răng lợi và sự phát âm của trẻ, các mẹ nên hạn chế bằng một số gợi ý sau đây:
- Trường hợp trẻ sơ sinh hay lè lưỡi do mắc các bệnh liên quan đến lệch hàm thì dưới sự hướng dẫn của bác sĩ trẻ sẽ được tập luyện các bài tập phản xạ kèm theo dụng cụ chỉnh hình răng.
- Cho trẻ bú thường xuyên trong ngày, mỗi lần cách nhau một khoảng thời gian ngắn. Không nên để trẻ đói mới cho trẻ bú, đồng thời mẹ cũng đừng để trẻ bú quá no khiến con dễ lè lưỡi khó chịu.
- Nếu bố mẹ thấy con lè lưỡi liên tục khi được thử thức ăn đặc, mẹ nên dừng lại 1 hoặc 2 tuần bởi đây là dấu hiệu bé chưa sẵn sàng ăn dặm.
1 số câu hỏi mẹ hay đặt ra khi bé hay lè lưỡi
Trẻ sơ sinh lè lưỡi có phải dấu hiệu mọc răng không?
Câu trả lời là không. Mặc dù rất nhiều trẻ có biểu hiện đẩy lưỡi ra ngoài khi răng sắp mọc. Đây có thể là cách để bé cảm thấy dễ chịu trước những cơn đau mọc răng. Mẹ nên dựa vào các dấu hiệu như: nướu sưng, nướu đỏ, chảy nước dãi quá mức, ngậm đồ vào miệng và dễ cáu kỉnh.
Bố mẹ không nên khẳng định bé sắp mọc răng khi thấy bé lè lưỡi mà nên theo dõi thêm 1 vài dấu hiệu trên, nếu đúng là bé sắp mọc răng, ba mẹ nên thử tìm vài cách để xoa dịu cơn khó chịu của bé nhé.
Có phải trẻ sơ sinh hay lè lưỡi là dấu hiệu của bệnh tự kỷ?
Câu trả lời là không. Việc trẻ hay lè lưỡi không phải là dấu hiệu độc lập để xác nhận bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có biểu hiện lè lưỡi mất kiểm soát. Nếu mẹ cảm thấy nghi ngờ về thói quen này của bé, hãy đưa con tới bệnh viện thăm khám để có kết luận chính xác nhất.
Trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down có lè lưỡi không?
Câu trả lời là có. Những bé bị ảnh hưởng bởi hội chứng Down có hàm rất nhỏ và trương lực cơ thấp, dẫn đến hành động lưỡi tự động lè ra ngoài.
Trẻ có lưỡi to hoặc lồi đơn thuần không phải là đặc điểm để chẩn đoán hội chứng down nên mẹ cần theo dõi thêm dấu hiệu khác để có giải pháp tốt cho con mình nhé.
Lời kết
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi là hoạt động bản năng rất bình thường của trẻ, thói quen này sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý nếu bé đã bước sang giai đoạn phát triển lớn hơn mà việc con lè lưỡi vẫn không giảm hoặc xuất hiện kèm triệu chứng bất thường khác. Lúc này, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và giúp con điều trị sớm nhé.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!