Bé thở bằng miệng khi ngủ, một biểu hiện thói quen mà nhiều khi cha mẹ vô tình bỏ qua. Đây rất có thể là tín hiệu cho thấy con đang gặp vấn đề về đường hô hấp.
Bé thở bằng miệng khi ngủ – Một hiện tượng thường gặp mà nhiều khi mẹ vô tình bỏ qua
Do không để ý kĩ, nhưng đến 1 tuần này, khi bé Tâm Anh tròn 2 tháng tuổi thì chị Linh mới nhận thấy bé đang có biểu hiện thở bằng miệng khi ngủ. Điều này làm chị khá lo lắng về vấn đề hô hấp của con. Theo một số tư vấn của bác sĩ, phần lớn trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hầu như chỉ có thể thở bằng mũi do cấu tạo hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn toàn hoàn thiện. Như vậy, hiện tượng bé thở bằng miệng cho thấy con đang có một số khó khăn về hô hấp vì lý do nào đó.
Với các bé đang bị cảm cúm, nghẹt mũi, hiện tượng bé thở bằng mũi khi ngủ cũng có thể thường xuyên diễn ra. Ngoài ra, nếu con thở bằng miệng thì rất có thể đường hô hấp của con đang bị tắc nghẽn ở đâu đó, đặc biệt là vùng khoang mũi.
Do đó, bé thở bằng mũi khi ngủ có thể xuất phát từ 3 trường hợp như sau:
- Nếu con thở bằng miệng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, không thường xuyên thì thường do con bị viêm mũi vì nhiễm vi rút ( ví dụ như vi rút cúm).
- Trường hợp bé thở bằng miệng kéo dài hàng tuần thì ngoài viêm mũi, bé có thể bị các bệnh hô hấp khác kèm theo.
- Còn nếu con có biểu hiện thở bằng miệng khi ngủ từ khi chào đời thì phần lớn là do triệu chứng choanal atresia, một hiện tượng bất bình thường khiến cho khoang mũi bị bít lại.
Ngoài 3 trường hợp chính như trên, bé thở bằng miệng còn do nhiều vấn đề khác về khoang mũi, khiến vùng mũi bị sưng, tấy và to bất bình thường. Bé có khuôn mặt không bình thường cũng có thể khiến cho tắc nghẽn đường hô hấp. Vì thế mà trẻ phải thở bằng miệng để hô hấp được dễ dàng hơn.
Con thở bằng mũi khi ngủ – Tác hại lâu dài tới hô hấp của con
Nếu không tính đến các bất thường do các trường hợp về hô hấp nói trên, thở bằng mũi khi ngủ là một thói quen mà mẹ cần tập cho con thay đổi. Về lâu về dài, việc thở bằng miệng sẽ đem lại những hậu quả không tốt cho cơ thể của trẻ như:
- Lượng oxy đưa vào cơ thể trẻ khó hơn nên con sẽ phải quá sức trong quá trình thở, điều này dễ gây ra các các biến dạng về cấu trúc xương, đặc biệt là xương ngực.
- Trẻ bị thiếu oxy thường xuyên có thể khiến con chậm phát triển về thể chất, dễ bị đuối sức, da mặt thường tím tái.
- Con có thể bị viêm lợi nhiều hơn do trong quá trình thở bằng miệng khiến môi miệng khô và thiếu độ ẩm.
- Ngoài ra việc con thở bằng miệng thường xuyên còn khiến trẻ bị ảnh hưởng về cấu trúc cơ mặt và hàm răng.
Mẹ cần lưu ý điều gì nếu con thở bằng miệng khi ngủ?
Việc trẻ thở bằng miệng thường sẽ đi kèm với các biểu hiện khác như tiếng thở to hơn bình thường và bé có thể ngủ ngáy. Hiện tượng này xuất phát từ việc trẻ ngừng thở trong một khoảng thời gian ngắn khi ngủ do bị tắc nghẽn. Một biến chứng được gọi là “Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn”.
Nếu mẹ phát hiện thấy bé thường xuyên có biểu hiện này và kéo dài trong nhiều tuần thì nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị càng sớm càng tốt. Thông thường bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh và kiểm tra kĩ lưỡng đường hô hấp của trẻ. Từ đó đưa ra cách xử lý phù hợp như rửa mũi, hút mũi, kê thuốc giảm sưng khoang mũi. Trường hợp bé bị nhiễm khuẩn thì có thể phải uống thuốc kháng sinh. Còn lại nếu do các biểu hiện bất thường về cấu tạo hô hấp thì trẻ có thể phải phẫu thuật để chỉnh sửa những bất thường này.
Còn nếu thở bằng miệng là do thói quen thì mẹ cần thiết phải giúp con sửa chữa để tránh các tác hại sau này.
Theo The Asianparent Thái Lan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!