Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt là tình trạng thường gặp. Nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Liệu hiện tượng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé hay không?
Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh giật mình và hoảng hốt
Giật mình khi ngủ
Trong lúc ngủ, bé đột nhiên giơ 2 tay và 2 chân lên cao. Hành động này diễn ra nhanh chóng rồi sau đó, bé liền hạ tay chân xuống. Ngoài ra, bé cũng có nháy mặt và giật giật phần đầu.
Trẻ có thể bị giật mình trong lúc ngủ
Giật mình khi thức dậy
Khi tỉnh giấc, bé vung tay qua một hướng. Lòng bàn tay của bé hướng lên trên, ngón tay cái cong lại, bàn chân và ngón chân duỗi căng ra.
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt
Nguyên nhân sinh lý
Phản xạ tự nhiên
Thực tế, giật mình là phản xạ tự nhiên mà những đứa trẻ khi mới chào đời đều gặp phải. Người ta gọi phản xạ này là Moro. Bởi vì sau khi sinh, em bé chuyển từ môi trường trong tử cung của mẹ ra bên ngoài. Môi trường mới lạ tạo cho bé phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa. Theo các chuyên gia, đây là phản xạ bình thường và vô hại. Tình trạng này sẽ biến mất khi bé được 3 – 6 tháng.
Tình trạng giật mình hoảng hốt được xem là phản xạ tự nhiên của bé
Âm thanh và tiếng động ồn ào
Những tiếng động bên ngoài tác động đến giấc ngủ của bé. Bên cạnh đó, bé cũng sẽ giật mình hoảng hốt khi bất ngờ bị đặt xuống giường.
Tâm lý bất an
Giật mình hoảng hốt là phản xạ khi bé hồi hộp, lo lắng và sợ hãi. Ngoài ra, nếu khi ngủ mà mơ thấy ác mộng thì bé cũng sẽ giật mình.
Nguyên nhân bệnh lý
Bị ốm
Trẻ bị ốm có thể dẫn đến tình trạng giật mình hoảng hốt. Một số bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ có thể kể đến như viêm tai giữa, viêm họng…
Trào ngược dạ dày
Đây cũng là một trong những bệnh lý khiến trẻ hay giật mình và khó ngủ.
Thiếu canxi
Tình trạng thiếu canxi dẫn tới còi xương. Điều này làm cho bé hay rướn người và giật mình. Ở trường hợp này, trẻ sẽ có thêm một số biểu hiện như ra mồ hôi trộm, chậm mọc răng, rụng tóc vành khăn…
Tổn thương hệ thần kinh trung ương
Khi gặp các vấn đề liên quan thần kinh như tổn thương hoặc rối loạn thần kinh, trẻ sẽ có nguy cơ bị giật mình hoảng hốt.
Hậu quả của tình trạng trẻ sơ sinh giật mình hoảng hốt
Tình trạng giật mình hoảng hốt khiến trẻ khó ngủ ngon mỗi đêm. Từ đó sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy từ nhẹ đến nghiêm trọng:
Chậm phát triển thể chất
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện. Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ kích thích tuyến yên tăng tiết hormone tăng trưởng. Nhờ vậy, trẻ sẽ tăng cân và phát triển chiều cao tốt. Trong trường hợp trẻ quấy khóc hay giật mình, chất lượng giấc ngủ sẽ bị giảm sút. Điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé.
Tình trạng giật mình kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Giảm phát triển tư duy
Từ khi chào đời, bộ não của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Khi ấy, não bộ sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Những đứa trẻ hay giật mình hoảng hốt thường có khả năng xử lý tình huống kém hơn những em bé ngủ sâu mỗi đêm.
Bên cạnh đó, tình trạng giật mình khi ngủ còn làm giảm sút việc sản xuất hormone tăng trưởng, gây ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa. Vì lẽ đó, trẻ sẽ dễ bị ốm và mắc bệnh các bệnh nhiễm trùng.
Trẻ dễ bị đói lả, mẹ có nguy cơ mất sữa
Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt lúc giữa đêm nhưng khi được cho bú lại không chịu ăn. Nguyên nhân là do trẻ không ngon giấc. Điều này làm giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn. Từ đó, phản xạ bú cũng sẽ bị giảm. Hệ quả là sữa mẹ bị giảm đi. Về lâu dài, mẹ có nguy cơ mất sữa.
Tăng nguy cơ đột tử
Ở mức độ nghiêm trọng, hiện tường bé khóc liên tục và không dỗ được dễ gây ức chế hô hấp. Nguy hiểm nhất là dẫn đến ngưng thở và tăng cao nguy cơ đột tử.
Tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt khá phổ biến. Tuy bên ngoài, hiện tượng này không quá nguy hiểm song nó vẫn chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn. Vì thế, các mẹ nên đặc biệt chú ý theo dõi. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!