Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều có thể khiến ba mẹ cảnh giác và thắc mắc liệu đây có phải là dấu hiệu bé bị cảm lạnh hay không. Có nên đưa bé đi khám nếu bé không có bất kỳ triệu chứng nào khác?
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều
Về bản chất, trẻ sơ sinh biết thở bằng mũi. Chúng không bắt đầu thở bằng miệng cho đến khi được 3-4 tháng tuổi. Do đó, ở giai đoạn này phụ huynh. cần phải thông mũi thường xuyên cho trẻ.
Trẻ sơ sinh còn bé nên những chiếc mũi của con khá nhỏ; điều này có nghĩa là đường mũi nhỏ. Và chúng có thể dễ dàng bị tắc nghẽn. Như ở người lớn, đường mũi của trẻ sơ sinh được thiết kế để lọc các hạt và đẩy chúng ra ngoài để không bị lọt vào trong phổi. Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều để tống những bụi nhỏ này ra ngoài và để giữ cho đường mũi sạch sẽ.
Trẻ sơ sinh không thể khịt mũi nên lựa chọn duy nhất của bé để làm thông mũi là hắt hơi nhiều.
Khi nào trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều là bình thường?
Nếu trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều mà không kèm theo bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nào khác, thì nhiều khả năng ba mẹ không có gì phải lo lắng. Thay vào đó, hãy yên tâm rằng cơ thể bé nhỏ của con đang hoạt động đúng như như tạo hoá đã ban cho. Hắt hơi sẽ tự nhiên giúp đẩy vi trùng và các loại bụi hay hạt ra khỏi đường mũi và giữ cho không khí lưu thông tốt.
Ngoài việc làm sạch nước mũi khỏi đường thở ngay sau khi sinh, đôi khi trẻ sơ sinh sữa và nước bọt cũng vô tình lọt vào trong đường mũi khi bú. Bởi vì khi bé bú nhanh hay một vài nguyên nhân khác, trẻ sẽ không thể nuốt hết mọi thứ và thường khạc hoặc trào ngược ra ngoài, và nó có thể trào ngược vào mũi.
Nhiều bác sĩ và y tá nhận được khá nhiều thắc mắc về việc liệu trẻ sơ sinh hắt hơi và nghẹt mũi có đang quan ngại. Miễn là bé không xuất hiện thêm các dấu hiệu như khó thở. Tuy nhiên, ban đầu ba mẹ khoan hãy can thiệp bằng thuốc nhỏ nước muối hoặc máy hút mũi. Hãy để cơ thể bé hoạt động theo cách bình thường. Những cái hắt hơi đó sẽ giúp không khí di chuyển lưu thông điều độ hơn.
Vậy lúc nào tình trạng này là dấu hiệu nguy hiểm?
Tuy rằng bé hắt hơi nhiều là bình thường, nhưng nhiều trường hợp hắt hơi lại là một dấu hiệu cho ba mẹ thấy cơ thể bé đang không khỏe mạnh. Tất nhiên, trẻ sơ sinh cũng có thể bị ốm. Trẻ sơ sinh hắt hơi thường xuyên có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp.
Ba mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bé hắt hơi thường xuyên và có thêm bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Ho
- Khó thở
- Lười hay từ chối bú/ăn
- Mệt mỏi quá mức
- Sốt cao
Trong một số trường hợp, đây có thể là một trong những dấu hiệu của tình trạng gọi là hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh (NAS). Điều này xảy ra khi người mẹ lạm dụng thuốc phiện gây nghiện trong thời kỳ mang thai. Các triệu chứng của hội chứng, ngoài hắt hơi, có thể bao gồm nghẹt mũi, bú không liên tục, run và núm vú có dấu hiệu bất thường.
Nếu một đứa trẻ bị NAS, về cơ bản chúng đang trải qua các hội chứng cai nghiện ma túy hoặc các loại thuốc mà người mẹ đã sử dụng trong thời kỳ mang thai. Một số chất bị lạm dụng phổ biến nhất bao gồm rượu, heroin và methadone.
Mẹ nên làm gì khi bé hắt hơi nhiều?
- Dọn dẹp lại môi trường sống xung quanh, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp lại để có không gian thoáng mát và không có bụi hay khói,..
- Bên cạnh con để trấn án nếu bé bị giật mình mỗi khi hắt hơi mạnh
- Quan sát thêm, nếu có thêm những dấu hiệu khác bất thường thì nên đưa bé đi bác sĩ
Ba mẹ hãy tìm đến sự tư vấn của các hội nhóm hay các chuyên viên có kinh nghiệm khi quan ngại về những dấu hiệu lạ ở trẻ. Luôn luôn là điều đúng đắn khi ba mẹ quan tâm đến sức khoẻ của con yêu.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!