Trẻ sơ sinh chơi với gương là một trong những hoạt động vui chơi được các chuyên gia trẻ em khuyến khích nhằm phát triển giác quan cho bé một cách linh hoạt.
Vì sao cần cho trẻ sơ sinh chơi với gương?
Từ tháng thứ 2 trở đi, bé đã bắt đầu ghi nhớ được khuôn mặt của mẹ. Một trong các hoạt động dành cho trẻ sơ sinh mà nhiều chuyên gia Nhật Bản khuyến khích là dạy bé soi gương. Đây là thứ đồ chơi thú vị để con có thể học hỏi 2 điều:
- Nhận ra khuôn mặt của chính mặt và làm quen với các bộ phận trên cơ thể.
- Hình thành khái niệm “cái tôi”, đặc trưng cơ bản chỉ con người mới có được.
Khoa học chứng minh rằng trẻ sơ sinh chơi với gương sẽ giúp con phát triển giác quan hiệu quả
Trẻ thích thú khám phá gương
Thực tế, việc cho bé soi gương từ sơ sinh là một cách để kích thích sự phát triển của bé, đặc biệt là não bộ. Với việc trẻ sơ sinh chơi với gương, con học được cách tập trung, khám phá và theo dõi. Không những thế, nó còn phát triển mặt xã hội và thúc đẩy khả năng tương tác cảm xúc giữa mẹ và bé, giữa bé với những người xung quanh.
Có bao giờ bố mẹ thấy, con nhìn mình trong gương và cười ngặt nghẽo không?
Trẻ thường thích ngắm mình trong gương và thậm chí, tùy từng độ tuổi, trẻ sẽ sử dụng chiếc gương với những mục đích khác nhau. Chỉ cần đảm bảo an toàn cho bé khi chơi với gương là bố mẹ có thể đem đến những bài học thú vị cho bé.
Thậm chí, cho trẻ sơ sinh chơi với gương cũng là một cách dỗ con nín khóc dễ dàng.
Soi gương giúp bé phát triển nhận thức bản thân
Ai ở trong gương đấy?
Ở thời điểm bé khoảng 3,5 tháng tuổi, bé có thể nhận biết được đường nét khuôn mặt của người đối diện.
Việc trẻ sơ sinh chơi với gương giúp bé nhận diện được những đường nét khuôn mặt phản chiếu lại qua tấm gương. Bé có thể sẽ thấy được cánh tay, chân hay bụng của mình một cách không chủ đích khi chơi trước gương. Chính điều này sẽ giúp bé hình thành nhận thức về cơ thể hoàn chỉnh của mình.
Soi gương giúp bé phát triển ngôn ngữ
Cho trẻ soi gương từ sớm kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ. Khi thấy hình ảnh của mình trong gương, bé chưa nhận ra đó chính là mình mà chỉ nghĩ là một em bé nào đó. Bé có xu hướng cười, giơ tay chạm vào gương hay ê a nói chuyện như đáp lại hình ảnh của mình phản chiếu lại. Đây chính là nền tảng ban đầu của những giao tiếp xã hội thông thường.
Gợi ý một số trò chơi đơn giản với gương cho bé
Gương là niềm vui thú của trẻ
- Bố mẹ bế bé trong lòng hoặc cho bé ngồi trước gương. Bé sẽ nhanh chóng bị thu hút bởi hình ảnh của mình và đưa tay với lấy (tùy độ tuổi của bé). Bố mẹ cho bé lặp lại trò chơi nhiều lần để phát triển cơ tay, hỗ trợ bé bò sau này.
- Bố mẹ cùng bé ngồi trước gương và đọc truyện. Bé sẽ có theo dõi cả hành động thực và hình ảnh phản chiếu để nhận ra những biểu cảm sinh động của bố mẹ.
- Khi bé lớn hơn, bố mẹ có thể cùng bé soi gương và chỉ vào từng bộ phận trên khuôn mặt bé. Hãy dạy cho bé biết đâu là cái tai, cái mũi, cái miệng, làm mặt cười, mặt mếu… Những thông tin tiếp nhận trong trạng thái vui vẻ luôn giúp bé nhớ lâu hơn.
- Mỗi khi đưa bé đi chơi bên ngoài, nếu đi ngang qua một chiếc gương, hãy dừng lại vài phút cho bé ngắm nhìn và khám phá. Bé sẽ nhận ra những hình ảnh quen thuộc và dần dần mạnh dạn hơn ở nơi đông người.
Theo The Asianparent
Xem thêm:
11 hoạt động giúp trẻ sơ sinh phát triển đa giác quan theo gợi ý của bác sĩ nhi
Phát triển kỹ năng vận động của trẻ sơ sinh như thế nào để con thông minh hơn
Trẻ sơ sinh có thể chậm phát triển bởi những vật dụng không ngờ tới này
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!