Chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên là điều vô cùng quan trọng nhưng hết sức khó khăn đối nhiều cha mẹ. Trẻ sơ sinh đặc biệt rất nhạy cảm với các loại sữa, nhất là sữa ngoài. Vì vậy, thỉnh thoảng khi cho trẻ bú sữa, ba mẹ sẽ gặp hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tình trạng này nhé!
Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị trớ sữa
Theo thống kê, khoảng 60% trường hợp nôn trớ ở các bé dưới một tuổi đến từ nguyên nhân sinh lý. Khi bị nôn trớ sinh lý, bé thường không nôn trớ nhiều và chỉ nôn ra thức ăn lỏng. Bé vẫn vui vẻ sau khi trớ và sẵn sàng cho cữ bú kế tiếp.
trẻ sơ sinh bị trớ sữa
Nguyên nhân nôn trớ sinh lý là do trong những năm đầu, các cơ quan của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Lúc này, dạ dày của bé vẫn còn nằm ngang, cơ thắt dưới thực quản thường xuyên mở ra, thể tích dạ dày nhỏ dễ bị “quá tải”. Bên cạnh đó, thời gian bé nằm đã chiếm hầu hết trong ngày, thức ăn bé nạp vào lại ở thể lỏng nên dễ ứ đọng lâu trong dạ dày làm bé bị nôn trớ, nhất là mỗi khi bé ho, vặn mình hoặc bú quá no. Tuy nôn trớ sinh lý là hiện tượng bình thường và không quá nghiêm trọng, nhưng nếu kéo dài vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hệ tiêu hóa của bé.
trẻ sơ sinh bị trớ sữa
Nôn trớ bệnh lý: nôn trớ cũng có thể do hệ tiêu hóa của bé gặp bất thường, chẳng hạn viêm ruột, tắc ruột… do bẩm sinh, do tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng hay do các bệnh lý về chuyển hóa… Nôn trớ bệnh lý thường khiến bé kiệt sức, dẫn đến bỏ bú. Vì vậy, bé cần được mẹ đưa đến bác sĩ để điều trị, tránh để tình trạng bệnh lý kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé.
Giải pháp giúp giảm hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa?
Chia khẩu phần sữa (sữa mẹ/sữa công thức) thành nhiều bữa
Cách này đơn giản nhưng các mẹ cần lưu ý khi cho trẻ bú ít trẻ có thể chỉ nhận được sữa đầu (chủ yếu cung cấp protein) mà không nhận được sữa cuối (cung cấp nhiều lipid).
Để khắc phục điều này bà mẹ có thể vắt bớt sữa đầu (sử dụng phương pháp bảo quản để cho trẻ uống sau) để đảm bảo trẻ nhận được cả sữa đầu và sữa cuối mỗi bữa ăn của trẻ.
Bế trẻ ở tư thế đầu cao
trẻ sơ sinh bị trớ sữa
Đây là biện pháp nhiều mẹ biết và sử dụng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc bế trẻ ở tư thế đầu cao không hẳn đã tránh được việc trẻ nôn trớ do trong khi bú (kể cả bú mẹ hay bú bình) trẻ đã nuốt phải một lượng hơi vào trong dạ dày của trẻ.
Lượng không khí đã làm tăng thể tích chất lỏng và có xu hướng được đẩy lên trên dạ dày. Do đó, bên cạnh việc bế trẻ tư thế đầu cao, các mẹ mẹ cần đẩy hơi ở dạ dày của trẻ ra ngoài trước khi đặt trẻ nằm.
Cách làm: Mẹ cần bế ép bụng trẻ lên vai mình cho đến khi nghe thấy tiếng “ợ” được phát ra.
Sử dụng thuốc chống nôn trớ
Bản chất của thuốc chống nôn trớ là giảm co bóp cơ trơn dạ dày, hạn chế nôn trớ. Thuốc chống nôn trớ không nên sử dụng quá 3 lần trong một ngày (trong khi trẻ ăn rất nhiều bữa). Do đó, các mẹ chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự cho trẻ uống theo lời khuyên của bạn bè, người thân không có chuyên môn để tránh những tác dụng không mong muốn.
Chuyển chế độ ăn từ lỏng sang đặc
Một số mẹ có con dưới 6 tháng tuổi nhưng vẫn nôn trớ nên đã vội vàng chuyển sang chế độ ăn đặc hoặc bán đặc như bột/cháo. Điều này có thể giúp cho trẻ giảm được nôn trớ, tuy nhiên đối với trẻ dưới 6 tháng, bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa phát triển, lượng men amilase trong dạ dày chưa đủ để tiêu hóa hết lượng tinh bột trong thức ăn đặc hoặc bán đặc sẽ gây ra những vấn đề tiêu hóa, thậm trí trẻ có thể bị nghẹn do thức ăn đặc hoặc bán đặc.
Sử dụng tinh bột
Một số mẹ sử dụng bột yến mạch hay bột ngô hòa với sữa công thức dành cho trẻ nhằm hạn chế nôn trớ. Thực chất biện pháp này đã tồn tại nhiều thập kỷ qua ở các nước phương Tây.
Tuy nhiên, chúng vẫn còn một số hạn chế như lượng bột làm đặc sữa gây tắc núm vú, độ đặc của sữa làm trẻ khó nuốt đặc biệt với trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, lượng tinh bột cho vào một cách tùy ý có thể làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng của sữa đã được nghiên cứu tối ưu thậm chí hạn chế quá trình cơ thể hấp thu các vi chất dinh dưỡng.
Vì vậy, nếu con bạn gặp tình trạng trớ sữa, hãy áp dụng những cách trên và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng của con không thuyên giảm nhé!
-Ele Luong-
Các bài viết liên quan:
Da trẻ sơ sinh bong tróc – Hiện tượng khiến bé yêu khó chịu vô cùng!
9 cách đơn giản mà hiệu quả giúp dỗ trẻ sơ sinh nín khóc
Cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với âm nhạc từ sớm – Lợi ích tuyệt vời để phát triển trí não của bé yêu
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!