Những ai lần đầu làm mẹ với kinh nghiệm non nớt về chăm sóc trẻ đều cảm thấy bối rối không hiểu tại sao bé lại khóc, đặc biệt là trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời với tần suất khóc khá nhiều hay thậm chí là dai dẳng.
Các chuyên gia trẻ em bật mí rằng, trẻ khóc rất đơn giản bởi 2 lý do chủ yếu
Thứ nhất, con khóc vì đói, cần nguồn thức ăn.
Thứ 2, con cảm thấy khó chịu trong người vì cơ thể ẩm ướt.
Với cả 2 trường hợp trên, tiếng khóc của trẻ ở tông bình thường, không quá nặng nề. Phần lớn, hầu hết khi bố mẹ hoặc người chăm sóc bé đáp ứng các nhu cầu này bé sẽ nín và vui vẻ trở lại. Bởi vậy mà việc xử lý tiếng khóc khi có 2 nhu cầu ăn, vệ sinh phát sinh, việc dỗ con nín có vẻ dễ dàng hơn với bố mẹ.
Tuy vậy, một số trẻ lại không hề “ngoan ngoãn” như vậy. Con khóc không phải vì đói, cũng không phải vì khó chịu vì chuyện tè ị. Có những thứ khác có thể khiến trẻ trở nên cáu kính và khóc lóc trong nhiều tiếng đồng hồ.
Có trẻ khóc vì đau bụng, đầy bụng, … Nhiều trẻ có khả năng khóc hàng giờ mà làm mọi cách bé vẫn không thể ngừng khóc.
Không những vậy, có những em bé “thích khóc” không vì bất kì lý do gì. Bé khóc cả tiếng, khóc xong lại ăn ngủ, vui chơi như thường. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra, đây là chuyện hoàn toàn bình thường đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
Các nhà khoa học chỉ ra chuyện khóc dai dẳng nhiều tiếng đồng hồ là điều hết sức bình thường với trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời
Sau rất nhiều quan sát và phân tích về tiếng khóc của trẻ, nghiên cứu khoa học được công bố mới đây nhất trên tạp chí Nhi khoa của Anh đã chỉ ra rằng, trẻ em 0-3 tháng tuổi tại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ gặp phải hiện tượng khóc dai dẳng mà không vì bất kỳ lý do nào.
Dựa trên nghiên cứu về 8700 trẻ sơ sinh, các nhà khoa học thấy rằng trẻ có thể khóc trung bình 2 tiếng/ngày trong 2 tuần sinh đầu tiên. Khóc rất to một cách vô cớ trong 6 tuần sinh đầu tiên và khóc ít dần xuống còn 15 phút/ngày. Sau đó giảm dần xuống 10 phút/ngày và cuối cùng là trẻ sẽ không còn kiểu khóc vô cớ nữa.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, trẻ em có thể khóc vì nhiều lý do, trong đó còn phụ thuộc vào môi trường sống, văn hóa nuôi dưỡng và cách xử lý khi trẻ khóc của các bà mẹ trên khắp thế giới.
Con càng khóc, bố mẹ càng xì trét – Chuyện thường gặp khi phải chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu
Đây là tình trạng thường thấy đối với những ai chưa dày dặn kinh nghiệm chăm sóc trẻ em.
Lo lắng, khổ sở thậm chí là căng thẳng vì tiếng khóc của trẻ, đặc biệt với các bé mới sinh trong 2-3 tháng đầu tiên vì không thể hiểu nổi vì sao con khóc.
Đây chính là lý do vì sao mà các chuyên gia khuyên phụ nữ đang mang thai cần tham gia các lớp học chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc tìm hiểu các kiến thức về nhu cầu và bí mật đằng sau mỗi “tông giọng khóc” của trẻ.
Theo kinh nghiệm dân gian và nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, trẻ thấy khóc dai dẳng nhất khi dạ dày của bé chứa quá nhiều khí ga. Chính vì vậy mà các mẹ cần cố gắng cho bé bú sữa mẹ trong 3 tháng đầu tiên và luôn luôn giúp bé ợ hơi sau mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp bé giảm tránh hiện tượng đầy bụng và trẻ cũng sẽ khóc ít hơn.
Trên thực tế, nếu có con nhỏ, bạn nên chuẩn bị tinh thần nghe những tiếng khóc “vô cơ” dai dẳng của bé trong 0-3 tháng đầu tiên. Và điều đặc biệt nhất mà mẹ có thể làm được để giúp bé chính là bình tĩnh, kiên nhẫn để xử lý tiếng khóc của con trong mọi trường hợp. Qua thời gian, khi bé lớn hơn thì mọi chuyện sẽ lại ổn.
Theo The Asianparent
Xem thêm bài liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!