Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi nặng trung bình 3-4kg và người dài khoảng 49-53 cm. Ba mẹ nên chăm sóc bé theo những hướng dẫn chi tiết của bác sĩ nhi để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và não bộ.
Nội dung bài viết:
- Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi
- Lượng sữa bé tiêu thụ
- Con đã rụng rốn chưa?
- Trẻ 10 ngày tuổi không đi ngoài nhiều ngày có sao không?
Các mốc phát triển thể chất và nhận thức của bé sơ sinh 10 ngày tuổi
Trong 10 ngày đầu tiên, cân nặng và chiều dài của con sẽ có sự thay đổi đáng kể. Nhưng nhìn chung con sẽ phát triển theo chỉ số trung bình như sau:
- Chào đời – 4 ngày tuổi: Cân nặng của bé yêu giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
- 5 ngày – 3 tháng tuổi: Trong suốt khoảng thời gian này, trung bình mỗi ngày bé yêu tăng khoảng 15 – 28g. Bé sẽ nhanh chóng đạt được mức cân nặng lúc sinh sau 2 tuần tuổi.
Bạn có thể chưa biết:
Bé 2 tháng tuổi không chịu bú đêm liệu có bị suy dinh dưỡng?
Trẻ 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài, có phải bé bị táo bón không?
Ngoài ra, các mốc phát triển thể chất và nhận thức mà trẻ ở 10 ngày tuổi thường đạt được là:
- Bé ngủ tổng cộng từ 15 đến 18 tiếng/ngày, dậy khi ăn hoặc thay tã. Trẻ không nhận biết được sự khác biệt giữa ngày và đêm.
- Cơ cổ yếu và cần được hỗ trợ để giữ đầu của trẻ.
- Có thể nâng cằm trong vài giây khi trẻ nằm sấp.
- Bé có thể nắm vật đặt trong tay trẻ.
- Có thể nhìn theo những vật chuyển động. Trẻ nhìn tốt nhất trong khoảng 8-18 cm.
- Thích nhìn những gương mặt tươi cười và các màu sắc sáng (đỏ, đen, trắng).
- Có thể hướng về giọng nói nhẹ nhàng, dỗ dành trẻ. Trẻ sơ sinh thích các động tác nhẹ nhàng dỗ dành trẻ.
- Nói cho bạn biết nhu cầu của trẻ bằng cách khóc và có thể khóc đến 2-3 tiếng/ngày.
- Giật mình khi nghe âm thanh lớn hoặc chuyển động đột ngột.
Dựa trên các đặc điểm trên, ba mẹ nên theo dõi mốc phát triển của con để kịp thời nhận ra các bất thường.
Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi uống bao nhiêu ml sữa?
Bé 10 ngày tuổi cần bú 8 – 12 lần mỗi ngày, cách nhau khoảng 2 – 3 giờ mỗi cữ. Tuy nhiên, một số trẻ bú sữa mẹ vẫn có thể bú tối đa 15 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 1,5 giờ. Nếu con không tự thức dậy để bú và ngủ quá nhiều thì mẹ nên đánh thức bé và cho bú đúng giờ.
Trẻ bú sữa mẹ sẽ dành khoảng 10 – 20 phút để mút sữa. Một số bé có thể mân mê bầu ngực của mẹ lâu hơn, bạn cần đảm bảo bé thực sự mút và nuốt sữa trong khoảng thời gian tối thiểu trên.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi lý tưởng là từ 45 – 88 ml (1.5 – 3 ounces) mỗi lần bú. Sau khoảng 1 tháng, lượng sữa bé ăn được sẽ đạt ít nhất 118ml mỗi cữ.
Trong những ngày đầu tiên khi trẻ chào đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu và chỉ nên được cho dùng sữa mẹ để tăng cường miễn dịch. Nhiều mẹ vô cùng lo lắng không biết liệu mình có cung cấp đủ sữa cho con hay không và có nên bổ sung sữa ngoài hay không vì sợ con chưa đủ no.
Các mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề này, dạ dày của trẻ sơ sinh khi chào đời chỉ có kích cỡ bằng 1 viên bi. Do đó lượng sữa cần thiết cho con trong những ngày đầu tiên này cũng không cần quá nhiều và phải phù hợp với dung tích dạ dày của bé, theo đó:
- Ngày đầu sau sinh: Kích thước dạ dày tương đương 1 quả cherry, trẻ chỉ cần 5-7ml cho mỗi lần bú
- Ngày thứ 3: dung tích dạ dày trẻ sơ sinh đạt 22-27ml
- Dạ dày trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi có thể chứa khoảng 60-80ml sữa và tăng dần trong những tháng tiếp theo
Khi cho con bú trực tiếp, mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu như bé không chịu bú thêm, ngó lơ ti mẹ, tâm trạng thoải mái… để yên tâm là con đã bú đủ sữa trong lần này.
Bạn có thể chưa biết:
Nên cho bé 10 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày là đủ?
Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh 20 ngày tuổi từ A đến Z
Con đã rụng rốn ở mốc tuổi này chưa?
Thông thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 8 – 10 ngày sau khi sinh và đến ngày thứ 15 thì liền hẳn. Tuy nhiên, một số trẻ có thể rụng rốn sớm hoặc muộn hơn một chút tùy vào cơ thể trẻ và cách mẹ chăm sóc.
Vẫn có trường hợp trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi chưa rụng rốn, trường hợp này vẫn được coi là bình thường nếu rốn của trẻ khô, sạch và không có biểu hiện nhiễm trùng.
Nếu bé đã rụng rốn, ba mẹ cần:
- Làm sạch đáy rốn 1 – 2 lần bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn 70 độ hoặc cồn i-ốt và liên tiếp băng bó lại cho đến khi rốn bé hoàn toàn liền sẹo.
- Gấp mép của tã xuống dưới để rốn được thông thoáng, không để nước tiểu dính vào rốn, khi cuống rốn rụng, đồng thời khi cuống rốn của bé đã rụng gần hết không được dùng tay kéo cuống rốn
Bé 10 ngày tuổi không đi ngoài nhiều ngày có sao không?
Khi bé bú mẹ, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ gần như là hoàn toàn, các chất cặn bã đi vào ruột già chỉ còn lại rất ít. Đây chính là lý do giải thích vì sao trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi 2 ngày không đi ngoài hoặc thậm chí nhiều ngày liền. Một số trường hợp, thậm chí có những bé phải 1 tuần mới đi một lần. Điều này vẫn có thể coi là hoàn toàn bình thường.
Nếu mẹ quan sát và thấy:
- Bé không cần rặn quá mạnh, dùng nhiều sức khi đị ị.
- Phân bé mềm, không cứng hoặc chỉ hơi cứng ở phần đầu.
- Màu phân xanh, vàng hoặc nâu.
Điều này có nghĩa là bé hoàn toàn không có vấn đề gì về hệ tiêu hóa và bài tiết. Mẹ có thể yên tâm là dù trẻ sơ sinh mấy ngày không ị nhưng bé không hề bị táo bón như mẹ đang lo lắng.
Với bé uống sữa công thức
Khác với bé bú mẹ hoàn toàn, phân của bé ăn sữa công thức thường cứng hơn và nặng mùi hơn. Trẻ có thể đi từ 3-4 ngày/lần. Nhưng nếu phân bé không cứng và có hình thuôn, dạng chuối , điều này có nghĩa là bé đang rất khỏe mạnh và không bị táo bón.
Với những thông tin trên, hi vọng ba mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích cho công cuộc chăm em bé 10 ngày tuổi của mình!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!