Lượng sữa cho trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Khi trẻ bú mẹ hoàn toàn, lượng sữa của mẹ sẽ tăng nhanh trong vài tuần đầu tiên sau khi bé ra đời, sau đó giữ nguyên như vậy trong khoảng từ 1 đến 6 tháng.
- Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ?
- Lượng sữa cho trẻ sơ sinh thay đổi thế nào khi trẻ đã ăn dặm?
- Bé cần bao nhiêu sữa – Quá nhiều hay quá ít?
- Cách lưu trữ và bảo quản sữa mẹ
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ?
Ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, lượng sữa của mẹ sẽ tăng nhanh trong vài tuần đầu tiên sau khi bé ra đời, sau đó giữ nguyên như vậy trong khoảng từ 1 đến 6 tháng (mặc dù có thể tăng ngắn hạn trong những mốc tăng trưởng – lúc bé 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi). Bé có thể bú nhiều hơn bình thường trong vòng 2 – 3 ngày.
Theo BS Trần Thu Thủy – Bệnh viện nhi Trung ương “Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trung bình một ngày có thể bú mẹ khoảng 600-900 ml và chia đều trong 8 cữ bú trong ngày. Đây chỉ là con số ước tính cho độ tuổi này và không bắt buộc ở tất cả các trẻ. Tuy nhiên, tuổi và trọng lượng của trẻ không ảnh hưởng đến lượng sữa mà trẻ bú. Bởi nếu sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng thì trẻ sẽ tăng cân tốt hơn sữa mẹ thiếu dưỡng chất”. Mẹ có thể tham khảo con số này để biết được lượng sữa mẹ cần thiết cho bé yêu.
Mẹ đừng lo lắng nếu phải vắt cùng một lượng sữa cho em bé đến sáu tháng. Quan trọng nhất, không nên so sánh lượng sữa của bé với các bé khác. Miễn là con hạnh phúc và khỏe mạnh, con sẽ nhận được đủ sữa mỗi ngày.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ? (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trung bình cần 750 ml sữa mỗi ngày trong độ tuổi từ 1 tháng đến 6 tháng. Tuy nhiên, con số này khác nhau so với từng bé; lượng sữa cho trẻ sơ sinh lúc này dao động từ 570-900 ml mỗi ngày. Chúng ta có thể sử dụng thông tin này để ước tính lượng sữa trung bình bé sẽ cần khi bú:
- Ước tính số lần bé bú mỗi ngày (24 giờ).
- Sau đó chia 750ml cho số lần bé bú.
Kết quả cho thấy con số tương đối về lượng sữa bé cần cho mỗi cữ bú, sẽ rất hữu ích cho các mẹ sử dụng sữa vắt ra cho bé bú. Ví dụ: Nếu bé thường bú khoảng 8 lần mỗi ngày, mẹ có thể đoán bé sẽ cần khoảng 93ml mỗi lần (750/8 = 93).
Mẹ có thể quan tâm:
Trẻ bú bình – Tất tần tật những kiến thức mẹ cần biết
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh thay đổi thế nào khi trẻ đã ăn dặm?
Nếu bé đã bắt đầu ăn thức ăn đặc, bé sẽ cần lượng sữa thấp hơn. Thông thường, trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm sau 6 tháng, vì sữa mẹ là tất cả những gì trẻ cần cho tới thời điểm đó. Sữa mẹ là nguồn cung cấp calo và dinh dưỡng chính cho bé ngay cả sau 6 tháng tuổi, mặc dù lượng sữa bé bú vào có thể giảm nhẹ.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh thay đổi thế nào khi trẻ đã ăn dặm? (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Một nghiên cứu cho thấy vào lúc bé 7 tháng tuổi, bé cần lượng sữa mẹ trung bình là 875 ml / ngày chiếm tới 93% tổng nhu cầu và 550 ml / ngày chiếm 50% tổng năng lượng lúc bé 11-16 tháng tuổi.
Một số nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu sữa mẹ cho trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi và nhận thấy nhu cầu tiêu biểu là 400-550 ml mỗi ngày. Đối với bé từ 24 đến 36 tháng tuổi là 130-360 ml mỗi ngày.
Mẹ có thể lo lắng muốn biết chính xác con cần bao nhiêu thức ăn mỗi ngày. Nhưng các chuyên gia khuyên rằng nên để em bé quyết định điều đó – hầu hết các bé đều biết mình cần gì. Tất cả những gì mẹ cần làm là chuẩn bị cho con những thực phẩm tốt nhất và đảm bảo con được cung cấp đủ lượng sữa mẹ cần thiết.
Bé cần bao nhiêu sữa – Quá nhiều hay quá ít?
Khi bé bú mẹ, bé sẽ biết nên bắt đầu và dừng lại khi nào. Bé bú bao nhiêu lâu tùy thuộc vào việc bé đã no hay chưa. Và khi mẹ cho bé bú thì cũng dễ dàng tránh được việc cho bé ăn quá nhiều.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp mẹ không thể cho con bú trực tiếp mà phải bú bình thì làm thế nào để mẹ biết được bé bú đã đủ hay chưa? Có quá nhiều hay quá ít không? Vì lượng sữa cho trẻ sơ sinh quá ít có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, và quá nhiều thì dẫn đến việc trẻ bị thừa cân.
Ban đầu, bé có thể từ chối bú bình vì núm vú giả cho bé cảm giác và mùi vị khác biệt so với ti mẹ. Hãy bế bé một cách thoải mái và đu đưa bé nhẹ nhàng trước khi thử cho bé bú bình lại. Nếu bé vẫn không chịu, mẹ hãy thử cho bé ăn bằng thìa hoặc đổi sang loại bình nước có tay cầm dùng cho trẻ em. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ thích nghi nhanh chóng với bình sữa khi chúng cảm thấy thoải mái.
Mẹ có thể quan tâm:
Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh cực chuẩn 2021
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh: Bé có nhận đủ sữa mỗi ngày? (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Khi bú bình, bé cũng có thể uống nhiều sữa hơn so với nhu cầu của mình. Dòng sữa chảy đều và nhanh từ bình sữa có thể là một trong những lý do chính cho điều đó. Việc điều khiển dòng chảy của sữa rất quan trọng. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi cho bé bú bình:
- Không đẩy núm vú của bình sữa vào miệng bé. Hãy nhẹ nhàng, để bé ngậm núm vú một cách từ từ và tự nhiên nhất.
- Loại núm vú mẹ chọn cũng rất quan trọng trong việc tạo thói quen ăn uống cho bé. Ban đầu, hãy chọn loại núm vú có lỗ nhỏ để tránh tràn sữa. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể thay đổi loại núm vú khác phù hợp với tốc độ bú mút của bé.
Mặc dù mẹ có thể ước tính nhu cầu sữa của con dựa trên lượng sữa thực tế mà con tiêu thụ, nhưng có một vài dấu hiệu khác sẽ giúp mẹ biết liệu bé có nhận được đủ sữa mỗi ngày hay không:
- Số lượng tã mẹ thay cho con mỗi ngày cũng có thể giúp mẹ dự đoán đúng nhu cầu sữa của con. Thông thường, bé dùng ít nhất 6 chiếc tã mỗi ngày sau 1 hoặc 2 tháng. Tuy nhiên, điều này có thể không áp dụng cho tất cả các bé.
- Tăng trưởng ổn định về cân nặng của em bé có thể chỉ ra lượng tiêu thụ sữa của con là thích hợp.
- Kiểm tra xem em bé có tỉnh táo, phản ứng nhanh và linh hoạt hay không – đây cũng là những chỉ số tốt cho thấy lượng sữa cho trẻ sơ sinh dùng đã đủ.
- Sắc mặt tốt, môi hồng hào và ẩm ướt.
- Tăng trưởng tương xứng về chiều dài và chu vi đầu, làn da săn chắc cũng là những dấu hiệu cho thấy bé đang nhận được đủ lượng sữa cần thiết.
Cách lưu trữ và bảo quản sữa mẹ
Nếu mẹ phải trở lại với công việc sau khi sinh, mẹ sẽ cần vắt và lưu trữ sữa. Tuy nhiên, cần chú ý đến cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ sau khi vắt để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho trẻ.
- Sữa mẹ có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng, tối đa trong vòng 10 giờ
- Sữa mẹ có thể để được lâu hơn nếu bảo quản sữa trong tủ lạnh (ở 0-4 ° C) trong tối đa 8 ngày
- Không bao giờ hâm nóng sữa đã vắt trong lò vi sóng hoặc trên bếp
- Nếu còn sữa thừa trong bình, tốt nhất không nên sử dụng lại sau khi làm lạnh
- Sử dụng hộp đựng bằng thủy hoặc hộp nhựa tinh có nắp đậy chắc chắn để bảo quản sữa
Mặc dù sữa mẹ có thể vắt ra và trữ được cả tuần nhưng nguồn sữa bé bú trực tiếp từ mẹ vẫn là lý tưởng nhất. Vì vậy khi mẹ ở nhà, hãy cố gắng cho bé bú mẹ nhiều nhất có thể.
Nếu bé bú ít hơn đáng kể so với mức trung bình, thì đó có thể là bé cố tình khi chỉ bú vừa đủ để giảm bớt cơn đói, sau đó đợi mẹ quay trở lại để bú tiếp. Nếu trẻ có hiện tượng trên, dưới đây là một vài lời khuyên dành cho mẹ:
- Kiên nhẫn. Cố gắng đừng căng thẳng. Hãy nhìn sự việc này một cách tích cực – bé thích gần mẹ!
- Chia nhỏ lượng sữa vắt ra vào những bình nhỏ tránh lãng phí sữa.
Nếu mẹ lo lắng rằng bé có thể bị đói, hãy nhớ rằng một số bé ngủ suốt 8 tiếng đồng hồ mà không cần ăn. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh không phải là một con số chính xác tuyệt đối. Mẹ chỉ cần ghi nhớ số lượng tã con dùng và theo dõi cân nặng để đảm bảo rằng con đang bú đủ sữa mẹ nhé!
Nguồn tham khảo: Bé cần bú mẹ bao nhiêu là đủ? – Bệnh viện nhi Trung ương.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!