Có khi nào trẻ nói mớ khi ngủ? Hành động đó phổ biến hơn ở trẻ lớn. Nhưng cũng có khoảng 25 đến 30% trẻ mới biết đi nói mớ khi ngủ. Nếu bạn lo lắng, hãy tìm hiểu về hành động này của trẻ nhé.
Nói mớ là gì?
Nói mớ là khi bé tập nói, cười, khóc hoặc rên rỉ khi bé đang ngủ. Bé sẽ không hề biết bé nói mớ. Và bé sẽ không nhớ những lời nói ấy vào buổi sáng.
Khi nói mớ, bé có thể nói những từ rõ ràng, cụm từ hoặc câu hoàn chỉnh, hoặc hoàn toàn vô nghĩa. Bé có thể nói bằng giọng của chính bé, hoặc nói bằng giọng khác. Bé có thể nói những ký ức trong quá khứ hoặc bất kì điều gì bé trải qua khi còn thức.
Nói mớ có thể là do di truyền. Nhưng cũng có thể là do bé mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc do một sự kiện căng thẳng trong cuộc sống của trẻ. Vì vậy hãy cho trẻ có thói quen đi ngủ đều đặn và có giấc ngủ chất lượng. Ở độ tuổi chập chững biết đi, bé cần 11 – 14 giờ những giấc ngủ ngắn và ngủ ban đêm.
Nếu bé nói mớ ít hơn một lần một tuần thì là trường hợp nhẹ. Trường hợp rõ ràng hơn thường xảy ra với bé đã biết nói. Bé có thể nói mớ mỗi tối và kéo dài hơn một tháng. Nếu ngủ với anh hoặc chị, bé nói mớ thậm chí có thể ảnh hưởng đến anh chị bé.
Tình trạng trẻ nói mớ khi ngủ thường xuất hiện và kết thúc vào thời điểm nào?
Khoảng 40% trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 7 tuổi nói mớ khi ngủ. Mộng du có thể bắt đầu sớm hơn, từ khoảng 2 đến 3 tuổi.
Đối với nhiều trẻ, nói mớ là một giai đoạn chuyển tiếp ngắn. Có bé sẽ nói mớ đến những năm thiếu niên. Hầu hết các bé sẽ hết hành động này từ sớm. Nói mớ và cả mộng du đều không phải là dấu hiệu của vấn đề nào đó lớn hơn.
Làm thế nào để giảm trẻ nói mớ khi ngủ?
Tạo cho bé thói quen ngủ lành mạnh
Lịch trình sinh hoạt phù hợp, thói quen ngủ đều đặn sẽ giúp bạn được ngủ im lặng vào ban đêm. Vì cả mộng du và nói mớ đều là dấu hiệu bé bị mệt, hoặc giấc ngủ bé không chất lượng.
Bố mẹ nên tạo cho bé những thói quen ban đêm nhẹ nhàng để giúp bé nghỉ ngơi, ngủ đủ, giảm thời gian ngủ bị gián đoạn do nói mớ. Nếu bé thức dậy sau khi nói mớ và khó ngủ lại, hôm sau bạn nên cho bé đi ngủ sớm hơn để bù đắp thời gian ngủ.
Duy trì môi trường ngủ tốt
Bố mẹ nên giữ nhiệt độ phòng không quá nóng hay quá lạnh để trẻ ngủ ngoan. Ngoài ra, nên tắt đèn hoặc để đèn ngủ nhẹ trong phòng bé. Tránh đặt đèn có ánh sáng mạnh gần giường.
Bố mẹ cũng nên để phòng bé có lượng ánh sáng mặt trời phù hợp vào buổi sáng và tối. Điều này sẽ giúp bé được đánh thức nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày. Trong phòng bé cũng không nên có ánh sáng điện thoại di động hoặc tivi.
Tránh chất béo, dầu mỡ, hoặc thức ăn cay và đồ uống có ga trước khi đi ngủ
Những loại thực phẩm này sẽ làm bé bị khó tiêu, làm phiền giấc ngủ của bé. Ngoài ra, đó không phải là những thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé.
Cho trẻ hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất như đạp xe, bơi lội,… đều sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên bố mẹ nên có thời gian hoạt động phù hợp. Tránh cho bé vận động mạnh vào buổi tối vì bé sẽ dễ mộng du, nói mớ hơn.
Bố mẹ có cần đưa trẻ nói mớ đi khám bác sĩ không?
Nói mớ khi ngủ là điều vô hại. Tuy nhiên, nếu bé quá thường xuyên nói mớ, nói to, bạn nên đưa bé đến chuyên gia về sức khỏe. Nếu trẻ đã đi học, nói mớ quá nhiều có thể do căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm ở trẻ.
Trẻ nói mớ khi ngủ có thể rất ngộ nghĩnh và đáng yêu đối với ba mẹ. Nhưng nó cũng là dấu hiệu bé không ngủ sâu. Vì thế bố mẹ hãy tập trung cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bé nhé.
Xem thêm
8 mẹo để giúp con bạn học nói
Bé chậm nói có phải bị tự kỷ không?
Loại bỏ tật nói bậy cho trẻ – theAsianparent Vietnam
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!