Trẻ nghiến răng khi ngủ là thói quen mà nhiều bé mắc phải. Tình trạng này sẽ biến mất khi trẻ lớn lên. Nhưng nếu nghiến răng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì cha mẹ cần xem xét lại và áp dụng ngay các cách sau.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Trẻ hay nghiến răng trong lúc ngủ có phải là vấn đề bất thường?
Đa số trẻ sẽ bỏ thói quen nghiến răng khi lớn và khi răng vĩnh viễn mọc. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ lớn cũng mắc phải tình trạng nghiến răng khi ngủ. Điều này có thể là do lo lắng và trẻ sẽ bỏ được nếu lo lắng được gỡ bỏ. Cũng có khi cha mẹ chỉ phát hiện được tình trạng nghiến răng khi trẻ đã bị các biến chứng nguy hiểm.
Trẻ nghiến răng khi ngủ trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ. Một trong số các vấn đề thường gặp mà bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần lưu ý như tổn thương răng, xương hàm, các phục hình răng; nhạy cảm răng do mòn răng; rối loạn khớp thái dương hàm; đau vùng đầu mặt. Chính vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân vì sao trẻ hay nghiến răng trong khi ngủ để giúp con cải thiện hoặc loại bỏ triệt để thói quen không tốt này.
Vì sao trẻ nghiến răng khi ngủ?
Nguyên nhân của nghiến răng chưa thực sự rõ ràng, thường được cho là liên quan tới các yếu tố sau:
Yếu tố thần kinh: Nghiến răng có thể liên quan đến các yếu tố tâm lý và thần kinh như căng thẳng, lo lắng hoặc ở những người có tính cách hiếu thắng, hoạt động quá mức.
Rối loạn giấc ngủ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy, ngủ chập chờn, mê sảng, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bóng đè hoặc ảo giác khi ngủ có liên quan mật thiết đối với tật nghiến răng.
Sai lệch khớp cắn ở trẻ: Khớp cắn lệch có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi cơ hàm khép lại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa sai lệch khớp cắn và nghiến răng có một mối quan hệ mật thiết. Khoảng 12,75% số trẻ mắc phải cả 2 vấn đề này.
Việc xác định nguyên nhân vì sao một đứa trẻ có thói quen này khi ngủ lại không phải là điều dễ dàng với nhiều bậc cha mẹ
Tuy nhiên những bước căn bản đầu tiên mà cha mẹ nên làm là ghi chép lại xem trẻ bắt đầu có hiện tượng nghiến răng từ khi nào, trong giấc ngủ trẻ có tỏ ra lo lắng không, giấc ngủ của con ra sao, biểu hiện ban ngày của trẻ như thế nào (cả vấn đề thể chất lẫn tâm lý).
Nghiến răng do các nguyên nhân stress hay ngủ không sâu sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn (không quá vài tháng). Nếu trẻ nghiến răng với thời gian lâu từ 1 năm trở lên thì các cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa răng hàm mặt hoặc thần kinh để tìm nguyên nhân.
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Nghiến răng khi ngủ có thể gặp ở trẻ em, thường xuất hiện do một số nguyên nhân như tâm lý bất ổn, khớp cắn bị lệch, tác dụng phụ của thuốc (thuốc trầm cảm, thuốc điều trị loạn thần,…), hoặc trẻ cũng có thể khiến răng do mọc răng.
Tuy tình trạng này không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng cũng có thể để lại một số ảnh hưởng nghiêm trọng nếu trẻ nghiến răng quá nhiều. Tình trạng này làm mòn men răng, răng bị mẻ, tăng nhạy cảm với nhiệt độ, gây đau trán và tai, đau hàm khi nhai và khó khăn khi nhai thức ăn. Trẻ cũng gặp các bất thường về hàm như gãy xương ở vùng hàm, hội chứng rối loạn khớp thái dương,… Không những vậy, những người xung quanh còn có thể khó chịu vì tiếng ken két khi trẻ khiến răng tạo nên.
Tuy nghiến răng khi ngủ không phải là tình trạng quá nghiêm trọng, nhưng ba mẹ cần lưu ý, tìm hiểu xem trẻ gặp phải rắc rối gì và khắc phục. Đồng thời, ba mẹ cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng và có hướng xử trí hiệu quả.
Gợi ý cha mẹ cách giúp bé cải thiện tình trạng này
Đa phần các trường hợp trẻ nghiến răng sẽ dần biến mất khi bé lớn lên. Cha mẹ không cần quá lo lắng, đôi khi bạn sẽ phải chờ đợi đến khi trẻ tự từ bỏ thói quen này.
Một vài cách có thể giúp trẻ hạn chế tình trạng này và có được một giấc ngủ nhẹ nhàng, thoải mái bằng những việc làm không làm đau như ngâm trẻ trong bồn nước ấm, xoa hoặc vuốt ve một ít vào lưng bé, cho nghe nhạc êm dịu, ôm bế trẻ trên một cái ghế nôi lắc lư.
Nếu bé đang trong tuổi mọc răng hoặc có tình trạng viêm ở tai, có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm sự khó chịu.
Cha mẹ có thể trẻ bé dùng núm vú giả trong lúc ngủ. Điều này có thể không giúp con hết nghiến răng, nhưng trẻ sẽ thích nghe âm thanh của việc nút núm vú cao su hơn là việc nghiến răng với nhau.
Cải thiện chế độ ăn của trẻ với việc tăng cường các chất như canxi và magie. Những chất này có tác dụng hỗ trợ cho các hoạt động của hệ thần kinh. Vì vậy, thiếu canxi và magie có thể khiến trẻ nghiến răng khi ngủ. Do đó cha mẹ hãy bổ sung thêm sữa, rau chân vịt và các loại rau có màu xanh đậm vào chế độ ăn của trẻ.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên rằng nghiến răng có thể ảnh hưởng đến răng, hệ thống cơ và khớp vùng mặt. Cha mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra cơ khớp và làm máng chống nghiến cho trẻ.
Xem thêm:
Cách chăm sóc trẻ mọc răng để con sở hữu hàm răng đều đẹp khi trưởng thành
Trẻ 2 tuổi cần học những gì để phát triển khoẻ mạnh và thông minh?
Để con không quấy khóc, ngủ ngoan! Hãy ghi nhớ những điều này về Giấc ngủ của trẻ sơ sinh & độ tuổi mẫu giáo
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!