Trẻ mấy tháng biết bò là vấn đề rất nhiều mẹ quan tâm. Bởi bò là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều mẹ bỉm sữa thắc mắc “Bé mấy tháng biết bò?”.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Trẻ học bò như thế nào?
Mẹ không cần phải làm mẫu để bé bắt chước theo vì bé sẽ học bò một cách tự nhiên, khi bé có đủ sức và biết phối hợp tay chân để di chuyển.
Trước tiên, bé cần phải ngồi vững mà không cần bố mẹ hỗ trợ. Điều này đòi hỏi sức mạnh của các cơ để bé có thể bật dậy và chuyển sang tư thế ngồi. Tiếp theo, bé sẽ khám phá ra rằng bé có thể chuyển sang tư thế trên 4 chân.
Vào một số thời điểm, bé sẽ chống đầu gối và học cách di chuyển. Một khi bé bắt đầu di chuyển, có thể mất vài tuần để bé hoàn thiện kỹ năng bò.
Kỹ năng bò của bé còn phụ thuộc vào cân nặng hay tính cách nữa. Bé trầm tính bò chậm hơn bé hoạt bát và bé nặng cân sẽ tập bò chậm hơn bé nhẹ cân.
Thậm chí có một số bé bỏ luôn giai đoạn bò chuyển lên tập đi. Ngược lại một số bé yếu ớt thường sẽ lê chân khi ngồi chứ chưa sẵn sàng để tập bò.
Trẻ mấy tháng biết bò?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Việc theo dõi các cột mốc phát triển của trẻ qua từng giai đoạn sẽ giúp ba mẹ đánh giá sự phát triển toàn diện của con. Tập bò là phương pháp đầu tiên để trẻ tự mình đi di chuyển một cách hiệu quả, củng cố các cơ ở phần chi dưới giúp trẻ sớm có thể đi bộ. Việc đạt được cột mốc này sẽ giúp trẻ có thể khám phá được thế giới xung quanh nhiều hơn và giúp trẻ phát triển toàn diện. Hầu hết trẻ sẽ tập bò khi ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi. Mỗi trẻ sẽ có thời điểm tập bò khác nhau nên ba mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy con chậm biết bò so với các trẻ khác. Bởi khả năng bò của trẻ phụ thuộc vào những yếu tố như đặc điểm riêng và cân nặng của bé.
Có những bé bỏ qua hẳn giai đoạn bò, và tiến thẳng đến giai đoạn tự học cách đứng dậy bằng cách bám vào đồ đạc xung quanh. Mỗi bé phát triển theo một cách riêng.
Trẻ học bò như thế nào?
Mẹ không cần phải làm mẫu để bé bắt chước theo vì bé sẽ học bò một cách tự nhiên, khi bé có đủ sức và biết phối hợp tay chân để di chuyển.
Trước tiên, bé cần phải ngồi vững mà không cần bố mẹ hỗ trợ. Điều này đòi hỏi sức mạnh của các cơ để bé có thể bật dậy và chuyển sang tư thế ngồi. Tiếp theo, bé sẽ khám phá ra rằng bé có thể chuyển sang tư thế trên 4 chân.
Vào một số thời điểm, bé sẽ chống đầu gối và học cách di chuyển. Một khi bé bắt đầu di chuyển, có thể mất vài tuần để bé hoàn thiện kỹ năng bò.
Cách dạy em bé tập bò
Bò là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của mọi em bé. Tất cả các bé phải biết bò rồi mới biết đi.
Theo bác sĩ Nam, trẻ phát triển các kỹ năng bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau và thời gian biểu khác nhau. Vì vậy khi trẻ chậm bò, ba mẹ cần hỗ trợ trẻ bằng cách dùng một chiếc gối to đặt dưới bụng trẻ và lăn trẻ qua gối giúp trẻ cảm nhận được khả năng của mình và quen dần với tư thế trên 4 chân. Bên cạnh đó, ba mẹ cần khuyến khích trẻ tìm đồ chơi trên sàn nhà, không đưa đồ chơi cho bé ngay khi bé quấy khóc. Ba mẹ cần kiên nhẫn và dành cho bé những lời khen ngợi khi bé đạt được một thành tích nhỏ. Nếu ba mẹ đã hỗ trợ trẻ tập bò nhưng trẻ vẫn chậm biết bò, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử trí phù hợp. Không phải trẻ chậm biết bò là do thiếu chất mà chủ quan không đưa trẻ đi khám, có thể để lại nhiều hệ quả xấu đến sự phát triển của trẻ.
Phần lớn các bé khi đã biết bò thì thường bò rất “hăng” nhưng một số ít lại tỏ ra thờ ơ, kém hoạt động. Đừng quá lo lắng, hãy thử một mẹo sau đây để khuyến khích trẻ tập bò nhiều hơn :
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái cho em bé. Bởi nếu mặc nhiều lớp hoặc mặc chật sẽ rất khó chịu, khó vận động hơn.
- Sàn nhà cần trơn nhẵn để không làm tổn thương cho da em bé khi ma sát. Bạn cũng có thể chọn thảm mềm trải dưới đất bằng vải hoặc xốp, để không lo bị lạnh vào mùa đông.
- Đặt đồ chơi ở một khoảng cách gần em bé nhưng bé không thể với tới và buộc bé phải di chuyển nếu muốn có được đồ chơi.
- Thỉnh thoảng ngồi cách xa em bé và khuyến khích bé lại gần.
- Khen ngợi và vỗ tay mỗi khi bé bò đường xa thành công.
Nếu thấy em bé bắt đầu khóc, tỏ ra tức giận thì bạn hãy dừng lại, không nên ép bé tiếp tục tập bò lúc này và nên đợi sang hôm sau tập luyện tiếp.
Đừng vội nản chí, mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, có kĩ năng hình thành muộn, có kỹ năng hình thành sớm; điều này là bình thường.
Khá nhiều em bé rất ít khi bò khiến người lớn nghĩ rằng bé không biết bò; nhưng cuối cùng lại biết đi bộ sớm hơn so với những đứa trẻ khác.
Hi vọng rằng, qua bài viết này bạn đã biết được trẻ mấy tháng biết bò? và nên làm gì để khuyến khích bé bò nhiều hơn và tốt hơn? Mặc dù hoạt động bò của em bé sơ sinh mang tính tự nhiên nhưng nó cũng rất cần sự hỗ trợ của người lớn nữa.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!