Là cha mẹ, bạn sẽ cảm thấy hoang mang những khi trẻ không nghe lời. Có những chuyện rất đơn giản nhưng khi bạn yêu cầu con bạn làm thì bé lại không nghe, lơ đi hay thậm chí là từ chối. Cho dù là bạn có khó khăn thế nào khi bắt trẻ phục tùng thì việc hiểu những lý do nằm sau đó sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề dễ hơn.
Bạn hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân khiến sẽ không nghe lời bạn
Hãy xem xét con bạn có phạm phải 1 trong 8 lý do này không?
Lý do 1: Con bạn không nghe thấy bạn nói
Đôi khi lời giải thích đơn giản nhất lại là đúng nhất. Con em của chúng ta đang say mê với những gì chúng đang làm, vẽ một bản đồ kho báu chi tiết hoặc xây dựng một tác phẩm lego phức tạp và chúng có thể sẽ không nghe thấy những gì chúng ta nói. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn yêu cầu qua loa, trong khi bản thân bạn đang làm một việc khác. Đôi khi tất cả chỉ là do môi trường ồn ào.
Lý do 2: Đơn giản vì con không muốn
Lý do này là ví dụ kinh điển về “có lẽ nếu mình giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, thì vấn đề sẽ tự nhiên biến mất.” Đôi khi, sự thật là con cái chúng ta đơn giản là không muốn làm những gì chúng ta yêu cầu. Không phải vì con đang thách thức hay hằn học hay cố gắng “xài” cho hết sự kiên nhẫn cuối cùng của chúng ta, mà đơn giản chỉ vì con có những ham muốn mâu thuẫn với những gì chúng ta yêu cầu chúng làm.
Lý do 3: Vì con không hiểu
Chúng ta thường đưa ra những lời giải thích dài cho những gì chúng ta muốn con làm. Nhưng chúng ta quên mất não chúng ta hoạt động khác não con. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nội dung yêu cầu có thể quá nhiều để con có thể xử lý và hiểu hết.
Lý do 4: Bởi vì con muốn khẳng định ý chí
Đây có lẽ là một trong những lý do gây ba mẹ tức giận nhất, nhưng dù sao đó cũng là điều tự nhiên và lành mạnh. Trẻ nhỏ cần phải khẳng định ý chí của mình, để chứng minh rằng con là con người, dù nhỏ bé.
Lý do 5: Con đang bận
Những điều con đang làm vào lúc này có thể không quan trọng đối với chúng ta, nhưng quan trọng đối với con. Nếu bạn yêu cầu con đến ăn trưa hoặc bắt đầu làm bài tập về nhà trong khi con đang làm những mảnh ghép cuối cùng, con sẽ cảm thấy khó chịu. Trẻ không nghe lời vì đang bận làm việc của mình.
Lý do 6: Con đang mệt mỏi
Như bạn có thể nhận thấy, khả năng nghe hiểu của trẻ giảm đi vào buổi tối. Sự kiểm soát xung động vẫn đang phát triển nhưng yếu hơn khi trẻ mệt mỏi và có thể không có khả năng làm theo chỉ dẫn vào thời điểm này trong ngày. Điều thách thức tất nhiên là bạn cũng mệt mỏi vào buổi tối, vì vậy mất kiên nhẫn là chuyện dễ xảy ra.
Lý do 7: Con không biết các quy tắc
Chúng ta hay quên rằng trẻ em không phải lúc nào cũng biết các quy tắc cơ bản như cách cư xử khi đi viện bảo tàng. Con bạn cũng không biết những kế hoạch của bạn có trong đầu nếu chúng ta không nói cho con biết.
Lý do 8: Con bạn cần kết nối
Khi trẻ làm những gì chúng ta yêu cầu, về cơ bản, trẻ sẽ gạt sang một bên ý muốn của mình để làm chúng ta hài lòng. Rất khó cho trẻ làm điều này mặc dù trẻ có thể không cảm nhận được kết nối và trẻ cần được thiết lập lại kết nối này thường xuyên. Đừng phán xét trẻ không nghe lời khi bạn không tạo được kết nối cùng con.
Bạn cần làm gì khi trẻ không chịu nghe lời
- Hãy kiên nhẫn đợi đến lúc bạn nhìn thấy mắt của bé, hoặc đảm bảo là con bạn đang nghe bạn nói.
- Hãy cho bé hiểu tầm quan trọng của việc bạn yêu cầu bé làm, và chia sẻ sự đồng cảm của việc bé không muốn làm: “Mẹ biết con không thích, nhưng mà…”
- Khi nói với con, hãy cố gắng nói thật đơn giản và rút gọn chỉ còn vài từ. Thí dụ: “Đi tìm dép của con đi”.
- Hãy đưa ra những quyết định đơn giản, và cho con có cơ hội lựa chọn và tự quyết định.
- Chờ đợi và cho cảnh báo về thời gian. Hãy cho con bạn một khoảng thời gian nào đó để làm việc của trẻ, rồi bé sẽ phải thực hiện yêu cầu của bạn. Hoặc là nếu việc trẻ đang làm không quá mất thời gian, thì cứ để cho bé làm xong.
Hay nói chuyện với con một cách nhẹ nhàng và rõ ràng nhất
- Điều chỉnh điều bạn mong muốn. Giảm yêu cầu đối với trẻ.
- Hãy chuẩn bị cho con bạn hiểu quy tắc. Chẳng hạn trước khi đi công viên, bạn hãy cho con biết những điều không được làm ở công viên.
- Hãy kết nối. Cách số một để khiến trẻ lắng nghe là đảm bảo trẻ cảm thấy được kết nối với bạn trước khi bạn yêu cầu chúng làm gì đó.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!